Cụ thể, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Theo bà Lan, việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế là để bảo đảm quyền lợi cho người lao động; khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu..., mức hưởng sẽ cao hơn. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng; cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
Từ ngày 1-1-2018, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHXH bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Tại hội nghị, ông Đàm Hiếu Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc - BHXH Việt Nam, cho biết đến nay, 21 tỉnh đã có chi phí khám chữa bệnh BHYT 9 tháng vượt quỹ khám chữa BHYT cả năm 2017 trên 100 tỉ đồng. Điển hình, 6 tỉnh có số chi quỹ cao là Nghệ An (919 tỉ đồng), Thanh Hóa (780 tỉ đồng), Quảng Nam (579 tỉ đồng), Quảng Ninh (359 tỉ đồng), Hà Tĩnh (281 tỉ đồng) và Hải Dương (247 tỉ đồng).
Bình luận (0)