Theo đó mặc dù có 37 năm công tác, làm giáo viên mầm non, nhưng trên thực tế bà Lan chỉ tham gia BHXH với thời gian 22 năm 8 tháng.
Đóng BHXH theo 2 chế độ tiền lương
Thời gian đóng BHXH của bà Lan được chia làm 2 thời kỳ:
- Từ tháng 1-1995 đến 12-2012 (17 năm, tổng cộng 216 tháng) bà Lan là giáo viên hợp đồng, truy đóng BHXH bắt buộc với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH luôn ở mức thấp nhất (bằng mức lương tối thiểu chung từng thời kỳ, không thuộc thang bảng lương do nhà nước quy định).
- Từ tháng 1-2013 đến tháng 8-2017 (4 năm 8 tháng, tổng cộng 56 tháng) bà Lan được tuyển dụng biên chế, đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định (hệ số lương nhân với lương tối thiểu chung). Tuy có cao hơn giai đoạn trước nhưng thời gian không lâu nên kết quả tổng tiền lương bình quân cả quá trình đóng BHXH thấp.
Chính sách "bỏ quên" giáo viên mầm non!
Theo lý giải của BHXH Việt Nam, trước tháng 1-1995, giáo viên mầm non không được tuyển dụng vào biên chế nhà nước nên xét tổng thể chung thời gian công tác là giáo viên mầm non trước tháng 1-1995 không được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH.
Từ ngày 1-10-1995, theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ, giáo viên mầm non không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH nên thời gian này cũng không được tính hưởng BHXH.
Sau 37 năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô Trương Thị Lan chết lặng khi nhận mức lương hưu chỉ 1,3 triệu đồng. ẢNH: ZING.VN
Đến ngày 19-8-1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chủ trương khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có chính sách phát triển giáo dục mầm non và khi đó mới quy định giáo viên mầm non công lập và ngoài công lập thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non khi hết tuổi lao động có đủ điều kiện hưởng lương hưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 2150/GDĐT-BHXH ngày 22-3-2004 với nội dung: "Người lao động đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP mà chưa tham gia BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ 1-1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH (mức đóng tính trên mức lương tối thiểu chung). Do đó, những trường hợp truy đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH được tính từ tháng 1-1995.
Tiếp theo, để tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian công tác trước tháng 1-1995 mà khi nghỉ việc hết tuổi lao động nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu, ngày 18-8-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho những giáo viên này (mức hỗ trợ cũng tính trên mức tiền lương tối thiểu chung).
Đã bù nhưng vẫn thấp
Với diễn biến quy định của chính sách nêu trên, có thể thấy lương hưu của giáo viên mầm non thấp là tình hình chung của nhiều địa phương mà nguyên nhân là do:
+ Thời gian đóng BHXH ngắn (thường chỉ đóng BHXH từ tháng 1-1995 trở đi cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mới chỉ đóng đủ 20 năm) nên tỉ lệ hưởng lương hưu chỉ khoảng 60%.
+ Mức đóng BHXH chủ yếu chỉ tính trên mức tiền lương tối thiểu chung (sau gọi là lương cơ sở, hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng) nên lương hưu thấp (khoảng 60% của lương cơ sở).
Nhiều trường hợp lương hưu thấp đã được bù đủ bằng lương cơ sở.
Bình luận (0)