xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TIẾN TỚI GIẢI THƯỞNG TÔN ĐỨC THẮNG 2015: Tỏa sáng thầm lặng

HỒNG ĐÀO - THANH NGA

Trăn trở trước những khó khăn của công việc, họ đã có nhiều sáng kiến, giải pháp để làm lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp

Nhiệt huyết và năng động là ấn tượng của chúng tôi khi tiếp xúc với anh Lê Đình Quân, nhân viên Ban Công nghệ thông tin Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn (TP HCM) - 1 trong 15 cá nhân đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm nay. Những sáng kiến hữu ích của anh không chỉ giúp công ty tiết kiệm nhân lực, thời gian, chi phí mà còn hỗ trợ đồng nghiệp làm việc thuận lợi, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ.

Lĩnh ấn tiên phong

Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Trường CĐ Công nghiệp 4 (nay là Trường ĐH Công nghiệp TP HCM), sau khi thử sức vài nơi, năm 2004, anh Quân đầu quân về Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn. Được bố trí vào Đội Tu bổ - Sữa chữa, anh sớm phát hiện những bất cập trong việc quản lý thông tin khách hàng, quản lý mạng lưới khi có sự cố và công tác lưu trữ hồ sơ.

Anh Ngô Mạnh Trung (bên phải) làm việc cùng đồng nghiệp Ảnh: THANH NGA
Anh Ngô Mạnh Trung (bên phải) làm việc cùng đồng nghiệp Ảnh: THANH NGA

Trăn trở trước thực tế ấy, cộng với những hiểu biết về chuyên ngành công nghệ thông tin, năm 2008, Quân bắt tay viết phần mềm “Quản lý mạng lưới và xử lý nhanh sự cố bể đường ống nước”. Phần mềm do anh thực hiện đã tiết kiệm được thời gian xử lý sự cố và chi phí lao động cho công ty. Chưa hết, việc quản lý bằng phần mềm này còn giúp công ty tiết kiệm được giấy, mực photocopy. Sáng kiến của anh đã làm lợi cho công ty 265 triệu đồng.

Lê Đình Quân (đứng) hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng phần mềm do anh viết  Ảnh: HỒNG ĐÀO
Lê Đình Quân (đứng) hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng phần mềm do anh viết Ảnh: HỒNG ĐÀO

Năm 2009, khi được chuyển sang Ban Công nghệ thông tin - đúng ngành nghề đã học, anh Quân tiếp tục lập công khi cho ra đời nhiều sáng kiến giá trị. Chứng kiến đồng nghiệp gặp khó khăn trong việc lưu trữ, tìm kiếm thông tin khách hàng, anh chủ động viết phần mềm “Theo dõi và thông báo khách hàng” và “Lập dự toán khách hàng”. Công trình đã tiết kiệm cho công ty 10 ngày lương/tháng, làm lợi trên 360 triệu đồng.

“Quân là một đảng viên gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động. Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp hóa giải khó khăn để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, Quân xứng đáng với niềm tin của tập thể lao động” - bà Trương Minh Phương Ánh, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp nước Chợ Lớn, bày tỏ.

Mỗi sáng kiến là một niềm vui

Hơn 20 năm đóng góp cho ngành điện, được doanh nghiệp và đồng nghiệp coi trọng nhưng điều khiến anh Ngô Mạnh Trung (cán bộ kỹ thuật Công ty Truyền tải điện 4) hạnh phúc nhất là khi bà con vùng sâu, vùng xa tiếp cận với ánh sáng điện. Đây cũng chính là ước mơ mà anh ấp ủ thời niên thiếu. Vì vậy, dù phải trải qua nhiều thăng trầm để trụ lại với nghề, anh vẫn không hối tiếc về sự lựa chọn của mình.

Anh Trung cho biết phòng kỹ thuật phụ trách quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp trải dài từ Bình Phước đến Cà Mau, chuyện phải xa nhà và làm việc trong điều kiện khắc nghiệt đã trở nên quen thuộc. Với niềm đam mê mãnh liệt, anh luôn tự nhủ trong khó khăn càng phải cố gắng để giúp ngành điện giảm bớt thiệt hại và bà con luôn có điện để sử dụng. Đó cũng chính là động lực cho hàng loạt sáng kiến của anh Trung, điển hình là giải pháp “Xử lý sự cố Trạm biến áp 220 KV Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” vào năm 2008.

Lúc ấy, trạm biến áp này gặp sự cố do ngừng vận hành máy biến áp T3 khiến việc cung cấp điện trong khu vực bị gián đoạn, muốn khắc phục phải mất 3 tháng. Trước tình hình đó, anh và đồng nghiệp đã rà soát, tính toán khả năng cung cấp điện, đưa ra giải pháp điều chuyển phụ tải của máy biến thế T3 TD83 Trạm biến áp 220 KV Mỹ Tho 2 (đang vận hành non tải) và tháo gỡ, vận chuyển máy biến áp T3 Trạm biến áp 220 KV Mỹ Tho 2 lắp đặt cho Trạm biến áp 220 KV Cai Lậy. Nhờ giải pháp này, chỉ trong 11 ngày, việc tái lập vận hành máy biến áp T3 Trạm biến áp 220 KV Cai Lậy đã hoàn tất, đem lại lợi ích trên 1 tỉ đồng cho đơn vị và giữ vững lòng tin của khách hàng đối với ngành điện.

“Với tôi, mỗi sáng kiến là một niềm vui bởi nó cho tôi thấy mình tiến bộ từng ngày” - Trung thổ lộ. Không chỉ đam mê sáng tạo, anh còn dành nhiều tâm huyết cho thợ trẻ. Đến nay, anh đã đào tạo tay nghề cho 300 lượt công nhân, chưa kể tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm với các cán bộ kỹ thuật điện của nước bạn Campuchia.

“Cởi mở, dễ gần, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ thợ trẻ thăng tiến là những đức tính tốt ở anh Trung” - anh Nguyễn Ngọc Hằng, công nhân Công ty Truyền tải điện 4, nhận xét.

Yêu nghề, đam mê sáng tạo

Theo bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, đặc điểm chung ở các cá nhân đạt Giải thưởng Tôn Đức Thắng là lòng yêu nghề và đam mê sáng tạo.

“Những sáng kiến, giải pháp do họ thực hiện không chỉ làm lợi cho doanh nghiệp mà còn hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, san sẻ khó khăn với đồng nghiệp” - bà Trân khẳng định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo