Tuy nhiên, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng nên lưu tâm đến những nguyên tắc sau để bình thường hóa mối quan hệ giữa hai bên.
Tuyệt đối không cãi tay đôi
Cãi tay đôi chưa bao giờ là cách giải quyết mâu thuẫn tốt trong mọi vấn đề. Nó luôn là chất xúc tác để tình hình trở nên xấu hơn. Trong mọi trường hợp xảy ra tranh cãi, nhân viên nên hạ mình một bậc để xoa dịu sếp. Sau khi tình hình bớt căng thẳng bạn có thể phân tích một cách đầy đủ để sếp hiểu ý và cùng thống nhất vấn đề mà bạn mong muốn.
Khi phát hiện nhân viên làm sai điều gì đó, nếu là một người sếp tốt thì bạn không nên chỉ trích nhân viên một cách thậm tệ mà hãy cùng đưa ra những cuộc thảo luận về vấn đề đó để cả hai hiểu nhau hơn
Điều đó không có nghĩa là sếp có quyền chỉ trích nhân viên còn nhân viên luôn là người nhún nhường. Sếp cần biết lắng nghe những lý lẽ từ nhân viên của mình. Trong môi trường doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều nhà quản lý vẫn cho rằng "sếp luôn luôn đúng". Điều này dễ dẫn đến những bức bối khó giải tỏa trong lòng cấp dưới.
Tăng cường thảo luận
Khi sếp phê bình, bạn không nên phản ứng dữ dội, tỏ ra đối đầu với sếp. Thay vào đó, bạn nên biến những lời chỉ trích của sếp thành một vấn đề để thảo luận về lợi ích, mục tiêu và hướng giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể yêu cầu sếp cho lời khuyên để bạn làm công việc tốt hơn.
Khi phát hiện nhân viên làm sai điều gì đó, nếu là một người sếp tốt thì bạn không nên chỉ trích nhân viên một cách thậm tệ mà hãy cùng đưa ra những cuộc thảo luận về vấn đề đó để cả hai hiểu nhau hơn.
Quan tâm hai chiều
Một số xung đột thường xảy ra do không hiểu ý nhau, đặc biệt là khi có một sếp mới chuyển về. Điều này là hiển nhiên vì bạn và sếp chưa quen với cách làm việc của nhau. Vì thế, bạn nên tiếp cận, chủ động tìm hiểu xem sếp mới mong muốn nhân viên mình làm việc như thế nào và bạn cũng chia sẻ quan điểm của mình với sếp. Biết được những điều sếp thích và không thích sẽ tránh những xung đột xảy ra trong tương lai.
Đồng thời, sếp cũng cần tìm hiểu để biết hoàn cảnh, tính cách, thế mạnh của từng nhân viên để giao công việc phù hợp cũng như tạo thiện cảm với nhân viên.
Nhìn nhận lại hiệu quả công việc của bản thân
Trước khi cãi lại sếp, bạn hãy xét xem mình đã làm việc đúng hiệu suất chưa, có sai sót gì không. Tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về hiệu suất làm việc của bạn. Hãy kiểm điểm bản thân trước khi chỉ trích sếp!
Trước khi mắng nhân viên, sếp cũng cần xem các cách quản lý, điều hành của mình đã hợp lý hay chưa để tiến hành điều chỉnh bản thân.
Làm việc với thái độ chuyên nghiệp
Nên phân biệt giữa ông chủ và công việc. Bạn có thể không thích sếp nhưng phải nghiêm chỉnh trong công việc. Hoàn thành công việc một cách tốt nhất như sếp mong đợi cũng như bạn hy vọng sếp hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Bình luận (0)