xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vướng đến đâu, gỡ đến đó

Theo QUÊ CHI (Báo Lao Động)

BHXH Việt Nam ứớc tính số tiền lãi chậm đóng BHXH của các doanh nghiệp là vài trăm tỉ đồng


Một trong những vấn đề "đau đầu" trong giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho người lao động hiện nay là khi các doanh nghiêp giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn mà còn nợ tiền đóng BHXH, BHHT, BHTN. Cụ thể, đối với những trường hợp này, sau khi thanh lý tài sản DN mà không còn đủ tiền trả nợ BHXH thì chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH đối với NLĐ.

Lấy tiền lãi chậm đóng trả nợ BHXH

Vừa qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của NLĐ. Dự thảo này do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Dự thảo đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp trước khi gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Nghị định này ra đời nhằm giải quyết cho quyền lợi về bảo hiểm của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản hoặc DN có chủ bỏ trốn.

Vướng đến đâu, gỡ đến đó - Ảnh 1.

Công nhân xem lại thông tin sổ BHXH của mình được dán ngoài cổng Công ty TNHH GMIE (KCN Quế Võ - Bắc Ninh) khi chủ DN (người Hàn Quốc) bỏ trốn

Một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Nghị định này là Điều 14 về nguồn kinh phí xử lý nợ và bảo đảm quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ. Theo đó, đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng LĐ phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại khoản 3, điều 122 của Luật BHXH.

Khoản 3, điều 122 của Luật BHXH quy định: Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN; chậm đóng tiền BHXH, BHTN; chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan BHXH.

Liệu có khả thi?

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), phương án đưa ra trong dự thảo này có ưu điểm là chỉ cần sửa đổi một số quy định của pháp luật có liên quan, nhất là Luật Phá sản. Phương án này đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng của Luật BHXH, đồng thời ngân sách nhà nước không phải bố trí. Hơn nữa, phương án này chỉ cần Chính phủ ra quyết định, không cần phải qua Quốc hội.

Tuy nhiên, ông Quảng cũng bày tỏ băn khoăn: Mặc dù phương án này đảm bảo quyền lợi của NLĐ, nhưng liệu về lâu dài, phương án này có bền vững? Nếu tiền lãi thu không đủ chi trả thì lấy gì để đảm bảo?

Một cán bộ CĐ tỉnh Bắc Giang thì cho rằng, phương án này là không khả thi, vì những DN nợ triền miên thì sẽ không đóng tiền lãi; còn những DN đóng tiền lãi là những DN nợ đóng BHXH ngắn hạn, trong vài ba tháng. Những DN này vẫn sản xuất kinh doanh bình thường, họ chỉ chậm đóng, trong khi họ lại phải dùng tiền của mình bù cho những DN nợ hàng trăm tháng thì chắc chắn họ sẽ phản đối.

Ông Vũ Mạnh Chữ, Phó Trưởng Ban thu (BHXH VN), cho biết ông không nắm cụ thể, nhưng mỗi năm, số tiền lãi chậm đóng này là vài trăm tỉ đồng.

Ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng giám đốc BHXH VN thì cho rằng, ngoài phần tiền lấy từ nguồn như trên thì cần phải có nguồn từ ngân sách địa phương. Một ý kiến khác từ hội thảo thì cho rằng, về giải pháp lâu dài, nguồn tiền này nên lấy từ ngân sách nhà nước. Nếu vướng về luật thì cần đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ…

Ông Lê Đình Quảng cho biết, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để tham gia vào dự thảo; cùng với các cơ quan chức năng thúc đẩy để sớm có Nghị định này, nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn mà hiện nay cách thức giải quyết trong nhiều trường hợp đang rất bế tắc.

Theo thống kê, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN ước đến 30.4 là 16.366 tỉ đồng, trong đó có hơn 220,5 tỉ đồng nợ của một số DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn. Cụ thể: Có 1.676 DN bị phá sản, giải thể, rút giấy phép kinh doanh với 7.800 lao động, nợ số tiền là 79,5 tỷ đồng (trong đó nợ BHXH là 70,5 tỉ đồng); có 1.931 DN trong nước không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký (DN mất tích) với 1.400, nợ số tiền là 89,5 tỉ đồng (trong đó nợ BHXH là 79,7 tỉ đồng); có 106 DN chủ nước ngoài bỏ trốn với 4.000 lao động, nợ số tiền là 51,5 tỉ đồng (trong đó nợ BHXH là 45,6 tỉ đồng).




Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo