xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân tự "tăng ca"

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Để có thêm thu nhập, nhiều công nhân tự "tăng ca" bằng những công việc như chạy xe công nghệ, phụ quán ăn, bán hàng online...

Tan ca, ăn nhanh chiếc bánh mì, anh Nguyễn Văn Phước, công nhân (CN) Công ty TNHH Long Rich (KCX Linh Trung II, TP Thủ Đức, TP HCM), khoác vội chiếc áo xe ôm công nghệ để kịp "vào ca" công việc thứ 2.

Tích lũy để phòng thân

Hai vợ chồng làm chung công ty, anh Phước làm ở bộ phận kỹ thuật, không tăng ca như CN sản xuất, trong khi vợ có con nhỏ phải về sớm nên thu nhập của vợ chồng anh mỗi tháng chỉ vào khoảng 13 triệu đồng. Với mức thu nhập này, vợ chồng anh phải chi trả tiền phòng trọ, điện nước, sinh hoạt, ăn uống, lo cho 2 con nên khá chật vật.

Để tăng thu nhập, anh Phước gia nhập đội ngũ xe ôm công nghệ sau giờ tan ca. Ngày nào, anh cũng chạy từ 17 đến 22 giờ, mỗi tháng bình quân cũng kiếm được hơn 3 triệu đồng. "Hoàn cảnh hiện tại không có tiền tích lũy, nên tôi phải cố gắng để lo tương lai cho con tốt hơn. Bản thân còn khỏe, cũng ham làm việc, nên cố gắng sắp xếp thời gian kiếm thêm để phòng thân" - anh Phước bày tỏ.

Công nhân tự "tăng ca"- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Văn Phước, công nhân Công ty TNHH Long Rich, tranh thủ làm thêm sau giờ tan ca

Tương tự, ở chợ tối gần KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM), có rất nhiều người ban ngày là CN, buổi tối tranh thủ ra bán quần áo, giày dép, đồ trang sức rẻ tiền hoặc chỉ là phụ bán. Chị Hoàng Thị Trúc (quê Thanh Hóa, CN Công ty Paiho, KCN Tân Tạo) đặt một xe bán ổi và lựu ngay cổng KCN mỗi ngày. 

"Các loại trái cây này để được lâu, có ế thì để mai hay mốt bán tiếp cũng được. Tranh thủ lúc còn sức khỏe kiếm thêm ít tiền gửi về cho bố mẹ ở quê, tích lũy phòng thân sau này" - cô CN tuổi 25 tâm sự.

Bán hàng online được nhiều CN KCX Tân Thuận (quận 7, TP HCM) chọn là nghề làm thêm. Sau dịch COVID-19, nghề này càng "lên hương" với đủ loại hàng hóa từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, đặc sản vùng miền, trái cây, bánh kẹo… Chị Cao Thị Thu Hương, CN Công ty TNHH Cơ điện Solen (KCX Tân Thuận), bán khá đắt hàng với các mặt hàng đặc sản miền Tây.

Chị Hương cho hay ban đầu chỉ mua giúp vài đồng nghiệp lạp xưởng, nem chua… Sau khi dùng xong, ai cũng khen ngon, thế là chị nảy ra ý định buôn bán trên mạng xã hội… Dù có thêm thu nhập, chị vẫn cố gắng giữ việc ở công ty để bảo đảm 2 nguồn thu nhập, tích lũy khi về già.

Cân bằng công việc - cuộc sống

Theo các chuyên gia, tiền lương chỉ đủ sống không có dư, khiến nhiều lao động mong muốn làm thêm giờ, còn nếu dư chắc không ai muốn làm thêm.

Ông Trần Quốc Hường, Quản lý Công ty TNHH Dệt may Thái Dương (TP Thủ Đức), cho biết với mức lương tối thiểu vùng như hiện nay, người lao động chỉ đủ để chi phí cần thiết cho cuộc sống như: tiền ăn, thuê nhà, điện nước, đóng học phí cho con…

Vì vậy, họ bắt buộc phải làm thêm giờ hoặc tìm việc làm thêm để tăng thu nhập, duy trì cuộc sống hiện tại và dành dụm cho sau này. Nhiều nữ CN công ty sau giờ làm phải đi phụ quán ăn hoặc nhận hàng về nhà gia công. Còn CN nam chọn giữ xe ở các quán hoặc chạy xe công nghệ.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật - Tổng LĐLĐ Việt Nam, đánh giá trong tương lai cần hướng đến việc làm 8 giờ, tiền lương sẽ được nâng cao, còn hiện nay khi không làm thêm, CN chỉ đủ trang trải cuộc sống, thậm chí còn chật vật nếu có con cái. "Ai cũng có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. 

Do đó, phải hiểu bản chất vì sao người lao động muốn làm thêm? Còn tiền lương thực hiện đúng theo giờ làm việc tiêu chuẩn thì chỉ đủ lo những điều cơ bản của bản thân" - ông Quảng nhấn mạnh.

Theo PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), để xác định lương đủ sống, ngưỡng khoảng 10 triệu đồng/tháng như nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động. Làm thêm giờ có thể giúp CN tăng thu nhập và linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian, đồng thời bảo đảm chất lượng công việc.

Tuy nhiên, việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi và cân bằng cuộc sống của người lao động. "Chưa kể, nhiều CN cho hay việc làm thêm khiến họ không có thời gian lo cho gia đình, con cái. Rất nhiều hệ lụy xảy ra khi người lao động mải mê kiếm tiền, xoay xở với việc làm thêm" - ông Lộc nói. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo