xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng ca phải hợp lý, đúng luật

Bài và ảnh: MAI CHI

Doanh nghiệp cần bố trí làm thêm giờ đúng quy định, bảo đảm quyền lợi, sức khỏe cho người lao động

Tại hội nghị giao ban dư luận xã hội quý IV/2024 do LĐLĐ TP HCM tổ chức, đại diện một số địa phương cho hay hiện nay tình hình đơn hàng ở các doanh nghiệp (DN) đã dần hồi phục. Một số DN có đơn hàng đến tháng 6-2025. Tuy nhiên, do áp lực về tiến độ và thiếu hụt lao động, nhiều DN phải tổ chức cho người lao động (NLĐ) làm thêm giờ.

Khó bảo đảm thời gian tăng ca

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, vừa qua, Công ty TNHH V.W (chuyên may mặc xuất khẩu, quận 12, TP HCM), đã mở thêm một chuyền may. Tuy nhiên, do chưa tuyển đủ lao động nên công ty phải tổ chức cho công nhân (CN) tăng ca. 

Bình thường, CN tăng ca cả tuần từ thứ hai đến thứ bảy, mỗi ngày 1 giờ. Riêng gần thời điểm giao hàng thì CN có thể sẽ tăng ca từ 3-4 giờ/ngày mới kịp tiến độ. "Hoạt động trong lĩnh vực may mặc nên số giờ tăng ca tối đa mà pháp luật quy định là không đủ. Tại công ty chúng tôi, tổng giờ tăng ca trong năm thường vượt mốc 300 giờ/năm. Khi tăng ca, công ty thực hiện đầy đủ chế độ chính sách nên NLĐ đồng thuận" - một cán bộ nhân sự công ty cho hay.

Ông Nguyễn Quang Tuyên, cán bộ nhân sự một công ty gia công giày xuất khẩu tại huyện Củ Chi (TP HCM), cũng cho biết khi cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật tại DN, hầu hết các tiêu chí đều bảo đảm, chỉ vi phạm về thời giờ làm thêm. 

Theo ông Tuyên, một số ngành nghề có đặc thù sản xuất theo mùa, có thời điểm CN làm không hết việc nhưng có lúc không có việc để làm. Do đó, đôi khi bảo đảm được việc không vượt 300 giờ/năm nhưng lại vượt số giờ tăng ca tối đa trong một tháng (không quá 40 giờ/tháng).

Lao động gia công sản phẩm may xuất khẩu được làm thêm không quá 300 giờ/năm

Lao động gia công sản phẩm may xuất khẩu được làm thêm không quá 300 giờ/năm

Không làm việc tại các DN may mặc, giày da, nhưng vài tháng nay, anh Đỗ Đức Phú, CN đứng máy CNC tại một công ty chuyên cải tạo xe cơ giới ở huyện Nhà Bè, vẫn tăng ca liên tục. Từ thứ hai đến thứ bảy, anh Phú tăng ca 4 giờ, có khi làm cả ngày chủ nhật (8 giờ). Tính ra, có tháng số ngày giờ công tăng ca của Phú còn vượt tổng số giờ làm việc chính thức trong tháng. 

Phú cho biết việc làm thêm giờ là thỏa thuận giữa hai bên, DN không ép. Anh thích tăng ca vì mỗi giờ làm thêm tiền lương được tính gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với giờ làm việc bình thường, thu nhập cải thiện đáng kể. "Công sức bỏ ra như nhau nhưng làm việc trong 1 ngày chủ nhật được hưởng lương bằng 2 ngày làm việc bình thường" - anh Phú nói.

Doanh nghiệp lúng túng

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, DN được phép tổ chức làm thêm giờ nhưng phải bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm. 

Đối với một số trường hợp đặc biệt thì có thể sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ/ năm. Ngoài thực tiễn khó bảo đảm thời gian tăng ca đúng quy định nêu trên, một số tình huống phát sinh khác cũng gây lúng túng cho DN.

Tại buổi đối thoại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM vừa qua, đại diện Công ty TNHH Việt Hồng (quận 11, TP HCM) trình bày DN có bộ phận nhân viên giao nhận hàng hóa, thời gian làm việc 8 giờ/ngày. Tuy nhiên, do kẹt xe và quy định cấm xe tải vào thành phố giờ cao điểm, thời gian làm thêm của NLĐ sẽ quá 50% thời gian làm việc bình thường. Điều này khiến DN lo ngại sẽ vi phạm quy định về số giờ làm thêm tối đa trong ngày. 

Còn đại diện Công ty CP Công nghệ Truyền thông DTS (quận 3, TP HCM) cho hay DN đang sử dụng một số kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin, viễn thông. Theo quy định, đối với trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời thì người sử dụng lao động được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ/năm. Công ty băn khoăn liệu có thể tổ chức tăng ca đến 300 giờ/năm đối với các kỹ sư nêu trên không.

Chia sẻ với DN, ông Đoàn Văn Khoa, Phó trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở LĐ-TB-XH TP HCM, cho biết hiện nay sở đã tiếp nhận khá nhiều báo cáo về việc tổ chức cho NLĐ làm thêm giờ (từ 200-300 giờ/năm) do các DN gửi về do nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng cao dịp cuối năm. 

Theo Khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao động và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có 7 trường hợp DN được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm. Trong đó, trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất được DN áp dụng để báo cáo nhiều nhất. 

Đối với trường hợp Công ty CP Công nghệ Truyền thông DTS nêu, ông Khoa cho hay hiện chưa có hướng dẫn cụ thể. Với các tình huống tại Công ty TNHH Việt Hồng, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP cho biết lý do vì tình huống bất khả kháng chỉ được cơ quan chức năng xem xét ở mức độ nhất định. Trường hợp xảy ra thường xuyên, DN nên có giải pháp khắc phục để tránh vi phạm pháp luật. 

Phải thông báo bằng văn bản

Đại diện Sở LĐ-TB-XH TP HCM, khuyến cáo khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của NLĐ. Thỏa thuận phải được ký thành văn bản. Trường hợp tổ chức làm thêm giờ từ 200-300 giờ/năm, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho Sở LĐ-TB-XH tại nơi tổ chức làm thêm và nơi đặt trụ sở chính.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo