xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐBSCL thúc đẩy khởi nghiệp

Bài và ảnh: TÂM MINH

Khu vực ĐBSCL đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả để hoạt động khởi nghiệp từng bước bứt phá

Ngày 15-11, tại tỉnh Đồng Tháp đã khai mạc diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II - 2024, với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển". Theo Ban Tổ chức, thời gian qua, phong trào khởi nghiệp từng bước được lồng ghép vào kế hoạch, chương trình hoạt động của các địa phương trong khu vực ĐBSCL. Từ đó, kết nối mật thiết giữa các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp với các DN lớn, DN dẫn đầu tại các tỉnh, thành.

Nhiều mô hình thành công

Tỉnh Đồng Tháp xác định khởi nghiệp xanh là yếu tố then chốt. Do vậy, các dự án được chính quyền địa phương, sở, ngành động viên về mặt tinh thần, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật… Hiện nay, toàn tỉnh có 14 câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp cấp huyện, 2 CLB sáng tạo khởi nghiệp cấp tỉnh, hơn 162 CLB thanh niên làm kinh tế…

Như Công ty TNHH Thảo Minh (huyện Thanh Bình) đã nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm từ xơ mướp có giá trị kinh tế như: bông tắm, miếng lót giày, miếng rửa mặt, chà lưng, túi xách… Những sản phẩm này không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà bán lẻ, chuỗi siêu thị trong nước mà còn xuất bán sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Mỗi tháng, công ty tiêu thụ khoảng 60.000 sản phẩm từ xơ mướp, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Dự án "Kết nối con người với tự nhiên - Mr Mướp" xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp Xanh năm 2023.

Còn chị Nguyễn Kim Thi, chủ cơ sở sản xuất cây giống cấy mô Minh Thi (huyện Lai Vung), quyết tâm học hỏi kỹ thuật cấy mô để sản xuất. Đến nay, cơ sở của chị Thi chuyên cung cấp nhiều cây giống hoa, kiểng chất lượng cho thị trường. "Phương pháp sản xuất hoa, kiểng bằng giống không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu, chỉ cần áp dụng đúng quy cách chăm sóc là có thể thành công" - chị Thi nói.

Xuất phát từ ý tưởng muốn chế biến ra những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người thân và cộng đồng, chị Cao Thị Cẩm Nhung (quê Hậu Giang) đã khởi nghiệp với những sản phẩm "thịt thực vật" rất được nhiều người tin dùng. "Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, biết được mít là một trong những loại nông sản rất được ưa chuộng trên thế giới về giá trị dinh dưỡng. Tôi đã bắt tay vào sản xuất các sản phẩm "thịt thực vật" từ loại nông sản này với thương hiệu Le mit" - chị Nhung bày tỏ.

Tại TP Cần Thơ, địa phương đã hỗ trợ phát triển nhiều ý tưởng và mô hình khởi nghiệp sáng tạo, như Công ty Hygie & Panacee (quận Ninh Kiều) chuyên sản xuất sản phẩm của trà gừng mật ong, trà gừng chanh sả, trà diếp cá… Dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm, Giám đốc công ty, cho biết qua 3 năm, hệ thống phân phối phát triển hơn 60 nhà phân phối, đại lý trên toàn quốc, với doanh thu 250 - 300 triệu đồng/tháng.

ĐBSCL thúc đẩy khởi nghiệp- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Kim Thi nghiên cứu sản xuất hoa, kiểng cấy mô

Phát huy vai trò đồng hành

Một lãnh đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết thời gian qua, các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp, sáng tạo, tư vấn giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp; chuyển giao khoa học kỹ thuật được các đơn vị và địa phương trong tỉnh phối hợp thực hiện rất hiệu quả. Từ đó, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có mong muốn khởi nghiệp và đang khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh có cơ hội hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình khởi nghiệp.

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, thời gian tới, các sở, ngành và đơn vị liên quan sẽ phối hợp nhịp nhàng trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động thúc đẩy chương trình khởi nghiệp. Các ngành liên quan sẽ rà soát lại chính sách hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp, mạnh dạn tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ hiệu quả để hoạt động khởi nghiệp của tỉnh từng bước bứt phá, trong đó có đẩy mạnh hoạt động truyền thông về khởi nghiệp, tạo việc làm cho người lao động địa phương…

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nhấn mạnh thời gian tới rất cần sự đồng hành của người đứng đầu các ngành, địa phương khơi dậy và phát huy vai trò đồng hành, kết nối của các hiệp hội, hội và CLB, từ đó xây dựng được cộng đồng khởi nghiệp. Mặt khác, tỉnh mong muốn các mô hình khởi nghiệp của thanh niên sẽ được nhân rộng và phát huy hơn nữa.

Đây sẽ là đòn bẩy cho những bước đầu kết nối các nguồn lực ở địa phương, tạo thành chuỗi liên kết trong sản xuất - kinh doanh không chỉ trong thanh niên mà còn trong các cá nhân, DN đã và đang khởi nghiệp trong tỉnh. "Đồng Tháp sẽ luôn đồng hành cùng DN, nhất là các DN khởi nghiệp, để cùng phát triển, xây dựng một địa phương khởi nghiệp" - ông Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh. 

136 dự án tham gia cuộc thi Sáng kiến Mekong 2024

Cùng ngày, tại Đồng Tháp đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến Mekong 2024. Điểm nổi bật của cuộc thi năm nay là sự tham gia sôi nổi của các bạn trẻ với 136 dự án đến từ 18 tỉnh, thành trên khắp mọi miền đất nước. Qua các vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, Ban Tổ chức đã chọn ra 10 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Tại vòng chung kết, tác giả các dự án lần lượt trình bày ý tưởng, thuyết trình, lập luận về tính mới lạ, sáng tạo; đồng thời, trả lời câu hỏi của ban giám khảo về tính khả thi của dự án.

Kết quả chung cuộc sẽ được công bố tại chương trình phiên toàn thể Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL vào sáng 16-11.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo