xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để người lao động mặn mà với lương hưu

NHÓM PHÓNG VIÊN

Lương đóng BHXH phải căn cứ trên thu nhập thực tế để cải thiện lương hưu, góp phần giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh

Với mức bình quân lương đóng BHXH là 3.856.192 đồng/tháng, đầu năm 2023, khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, bà Nguyễn Thúy Anh (quận 8, TP HCM) được hưởng mức 2.120.906 đồng/tháng (tương ứng tỉ lệ hưởng 55% cho 20 năm đóng BHXH). "Giả sử tôi có thời gian đóng BHXH đạt tỉ lệ tối đa là 75% thì mức lương hưu cũng chỉ là 2.892.144 đồng/tháng, bằng khoảng 62% mức lương tối thiểu (LTT) vùng hiện tại. Nếu không đi làm thêm hay có nguồn thu nhập khác thì tôi không thể sống với lương hưu" - bà Anh chia sẻ.

Thiệt đủ nhiều đường

Từ khi còn trẻ, bà Anh đã xác định khi về già phải có lương hưu để không trở thành gánh nặng cho con cái. Tuy nhiên, do tham gia BHXH muộn, khi bị mất việc ở tuổi 54 do công ty tái cơ cấu, bà Anh mới đóng BHXH được 20 năm. Sau đó, bà Anh không thể tìm được việc làm mới để tiếp tục đóng BHXH do lớn tuổi.

Đầu năm 2023, bà Anh làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí trước tuổi (do có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại) và được nhận mức lương hưu 2,1 triệu đồng/tháng. Sau nhiều lần được nhà nước điều chỉnh, hiện lương hưu bà Anh đã tăng lên 2,5 triệu đồng/tháng. Không thể sống với mức lương này, bà Anh xin phụ rửa chén tại một quán cơm, với tiền công 25.000 đồng/giờ. 

Theo bà Anh, cả quá trình doanh nghiệp (DN) chỉ đóng BHXH cho bà căn cứ trên mức lương cơ bản tương đương với mức LTT vùng. Trong khi đó lương hưu được tính trên tiền lương bình quân cả quá trình đóng nên thấp. Một số đồng nghiệp có thời gian đóng BHXH lâu hơn bà nhưng vì mức đóng BHXH thời gian càng về trước càng thấp nên lương hưu cũng không cao hơn là bao.

Khi lương hưu tiệm cận mức sống tối thiểu, người lao động sẽ an tâm gắn bó với hệ thống BHXH Ảnh: HƯƠNG HUYỀN

Khi lương hưu tiệm cận mức sống tối thiểu, người lao động sẽ an tâm gắn bó với hệ thống BHXH Ảnh: HƯƠNG HUYỀN

Chế độ BHXH hiện hành thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng, do vậy, mức lương đóng BHXH không chỉ quyết định mức lương hưu của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng đến các chế độ BHXH khác như ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, BHXH một lần... Chị Nguyễn Thúy Bông, công nhân một công ty ở KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP HCM), cho biết tổng thu nhập hằng tháng của chị khoảng 8 triệu đồng (gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp, trợ cấp). 

Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc, đến nay mức đóng BHXH của chị chỉ dựa trên mức lương cơ bản là 4,96 triệu đồng/tháng. Mức đóng BHXH của chị chỉ được điều chỉnh tăng khi Chính phủ điều chỉnh LTT vùng. Với mức đóng ấy, mới đây, khi nghỉ thai sản, chị chỉ nhận được gần 30 triệu đồng.

Chồng chị làm công việc giao hàng với thu nhập khoảng 6-8 triệu đồng/tháng. Trước khi sinh con thứ 2, thu nhập của vợ chồng chị chỉ vừa đủ chi tiêu. Nay nhà thêm thành viên nhưng thu nhập giảm nên thiếu trước hụt sau. Do vậy, trong thời gian nghỉ thai sản, chị Bông phải vừa chăm con vừa bán bánh tráng trộn để kiếm sống.

Chưa đáp ứng mức sống tối thiểu

Theo ông Nguyễn Tất Năm, nguyên Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, dù Bộ Luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nhưng thời gian qua, các DN vẫn chia nhỏ tiền lương, quy vào các khoản trợ cấp, phụ cấp không phải đóng BHXH để giảm chi phí đóng BHXH. 

Trong khi đó, khâu kiểm tra việc đóng BHXH của DN cho NLĐ của các cơ quan chức năng chỉ xem xét tiêu chí mức lương đóng BHXH có trên mức LTT vùng hay không. Dẫn đến mức lương đóng BHXH chỉ quanh quẩn ở mức LTT vùng. Với mức đóng ấy, NLĐ nghỉ hưu khi đạt mức hưởng tối đa 75% sẽ nhận được khoản lương hưu hơn 3 triệu đồng/tháng, chưa đáp ứng mức sống tối thiểu. Vì thế, ông Năm cho rằng nên quy định mức lương đóng BHXH gồm tiền lương và các thu nhập gắn với lương.

Ông Đỗ Văn Sáng - Chủ tịch Công đoàn một công ty bất động sản tại quận quận Bình Thạnh, TP HCM - cho rằng để lương hưu bảo đảm mức sống tối thiểu thì điều cần thiết nhất là nâng mức đóng BHXH, khắc phục tình trạng một DN có 2, 3 bảng lương. Việc nâng mức đóng BHXH có thể sẽ tạo nhiều áp lực cho cả DN lẫn NLĐ, tuy nhiên về lâu dài, NLĐ sẽ không thiệt thòi. Ông Sáng kiến nghị các nhà làm chính sách cần nghiên cứu để nâng mức nền làm căn cứ đóng BHXH, không thể để tình trạng NLĐ được trả lương cao nhưng mức đóng BHXH lại thấp.

Bà Nguyễn Thị Phát, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nikkiso (KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM), chia sẻ bên cạnh việc điều chỉnh mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sao cho lương hưu NLĐ nhận được tiệm cận mức sống tối thiểu, nhà nước cần có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn DN sa thải lao động lớn tuổi.

Bởi lẽ lương hưu thấp còn xuất phát từ thực tế NLĐ làm việc tại khu vực ngoài nhà nước, tuổi nghỉ hưu và tuổi nghề có sự chênh lệch rất lớn. Quá 40 tuổi NLĐ khó tìm việc làm mới nên khó theo đuổi việc đóng BHXH lâu dài để cải thiện mức lương hưu hay đạt mức lương hưu tối đa. 

Với tình hình vật giá như hiện nay, mức lương hưu chỉ khoảng 2-3 triệu đồng thì làm sao NLĐ sống nổi. Do vậy, cần tính thêm tỉ lệ trượt giá vào lương hưu hoặc lấy mức lương bình quân của 5 năm cuối đóng BHXH để tính lương hưu cho NLĐ" - ông Huỳnh Kim Khoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Fuji Impulse Việt Nam (KCX Linh Trung I, TP Thủ Đức, TP HCM), đề xuất.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo