Luật sư Đặng Anh Đức, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trả lời: Căn cứ điều 155 Bộ Luật Lao động 2019, thời hạn của GPLĐ tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý GPLĐ sẽ hết hiệu lực nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 156 Bộ Luật Lao động 2019, gồm: GPLĐ hết thời hạn; chấm dứt hợp đồng lao động; nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của GPLĐ đã được cấp; làm việc không đúng với nội dung trong GPLĐ đã được cấp; hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh GPLĐ hết thời hạn hoặc chấm dứt; có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động; GPLĐ bị thu hồi.
Cũng theo điều 155 Bộ Luật Lao động 2019, GPLĐ chỉ được gia hạn một lần với thời gian tối đa 2 năm. Theo đó, để được gia hạn GPLĐ, cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Cụ thể, GPLĐ đã được cấp còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày; được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài - quy định tại điều 4 hoặc điều 5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP; giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung GPLĐ đã được cấp.
Bình luận (0)