xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch

Minh Khuê (Tổng hợp nhiều nguồn)

(NLĐO) - Phim “Thương ngày nắng về” phần 2 của đạo diễn Bùi Tiến Huy trở thành tâm điểm tranh cãi bởi những tình tiết đẩy bi kịch quá đà cho nhân vật.

Tuy nhiên, đây không phải phim truyền hình Việt đầu tiên gặp vấn đề này mà trước đó nhiều phim "Cây táo nở hoa", "Thương con cá rô đồng"… cũng gặp tình trang tương tự.

Thương ngày nắng về

Phim "Thương ngày nắng về" là tác phẩm Việt hóa từ phim "Mother of mine" của Hàn Quốc. Nội dung phim kể cuộc sống của bà Nga (NSƯT Thanh Quý thủ diễn) và ba cô con gái Vân Khánh (Lan Phương thủ diễn), Vân Trang (Huyền Lizzie thủ diễn) và Vân Vân (Ngọc Huyền thủ diễn). Sau khi chồng mất sớm, bà Nga tảo tần nuôi cả ba con gái trưởng thành và mỗi người có những biến cố riêng trong đời.

Phim kết thúc phần 1 nhận nhiều lời khen từ khán giả bởi Việt hóa tốt, nội dung thuần Việt. Sang phần 2, phim thu hút những tập đầu, khán giả dần dần cảm thấy ngán ngẩm khi phim xoáy sâu vào cuộc hôn nhân của Vân Khánh với gia đình chồng khắc nghiệt.

Những bi kịch liên tục xảy ra và đỉnh điểm là tập 20 vì muốn hại Khánh mà chị chồng của cô đã chuốc thuốc mê, sắp xếp người âm mưu giở trò đồi bại với cô... Dù chưa bị xâm hại nhưng Vân Khánh khóc hết nước mắt khi bị đẩy vào cảnh tình ngay lý gian.

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 1.

Vân Khánh bị chị chồng hãm hại

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 2.

Khán giả chỉ trích ê-kíp phim cố tình tạo thêm bi kịch cho nhân vật

Sau tập 20, khán giả bất bình chỉ trích phim đã cố tình tạo thêm bi kịch cho nhân vật nên tình tiết trở nên gượng ép, sắp đặt. Những tình tiết này không hợp lý, họ bình luận: "Phim nói về tình cảm mẹ con nhưng dường như đã bị bẻ lái sang vấn đề khác, xem rất mệt mỏi"; "Tôi không biết ngoài đời có tình tiết như thế không nhưng rõ ràng vẫn còn pháp luật nhưng cách xử lý của các nhân vật trong phim sau tập 20 không thuyết phục vì chẳng ai báo cơ quan chức năng"; "Phim cố tình cho nhân vật đi đến tận cùng bi kịch nhưng nó thiếu hợp lý mà lại khiến người xem thấy mệt mỏi, nhàm chán"…

Cây táo nở hoa

Trước vụ việc của "Thương ngày nắng về" phần 2, phim "Cây táo nở hoa" - phục vụ khán giả năm 2021, được Việt hóa từ tác phẩm "What’s wrong Poong Sang" của Hàn Quốc cũng gặp cảnh tương tự.

Ở giai đoạn đầu, phim nhận được nhiều lời khen với cách Việt hóa tốt tạo được sự gần gũi thông qua câu chuyện gia đình đặt nặng tình thân giữa anh em, vợ chồng. Tuy nhiên, phim sau đó gây tranh cãi về cách ứng xử, bi kịch dồn dập khiến không khí u ám, từ đó làm khán giả càng xem càng mệt mỏi.

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 3.

Nhân vật Ngọc trong phim gánh chịu nhiều bi kịch cuộc đời

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 4.

Phim nhận nhiều lời khen lúc đầu nhưng càng về sau càng ngán ngẩm khi tần suất bi kịch tăng cao

Trong đó, nhân vật người anh cả Ngọc (Thái Hòa đóng) bị chê thiếu thực tế khi bảo bọc các em mình một cách mù quáng đến vô lý. Sự xuất hiện của nhân vật bà Ích (Mỹ Duyên đóng) - mẹ của năm anh em nhà Ngọc, bị xem là đỉnh cao vô lý trong mắt khán giả. Những bi kịch dồn dập đổ xuống cuộc đời Ngọc đến bế tắc cũng nhận "búa rìu" dư luận.

Về sau, nhân vật Ngọc bị bệnh cần gan để ghép nhưng hai người em Báu (Nhã Phương đóng) và Ngà (Trương Thế Vinh đóng) đều không đồng ý. Những tình tiết xoay quanh chuyện ghép gan kéo dài nhiều tập với nhiều khúc mắc nặng nề phía sau. Nhiều khán giả mệt mỏi tuyên bố ngừng xem phim vì cho rằng ê-kíp đã bi kịch hóa cuộc đời Ngọc một cách quá đà.

Thương con cá rô đồng

Phim "Thương con cá rô đồng" của đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, phát sóng năm 2021 cũng gây ra không ít tranh cãi vì cuộc đời nhân vật nữ chính Thương (Lê Phương đóng) quá bi kịch. Nhiều nước mắt và nỗi đau giằng xé đôi lúc trở nên gượng ép.

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 5.

Phim "Thương con cá rô đồng" cũng chịu cảnh tương tự

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 6.

Khán giả mệt mỏi khi xem

Phim bị “búa rìu” dư luận vì cường điệu hóa bi kịch - Ảnh 7.

Nhân vật dì Tư Diệu do NSƯT Hạnh Thúy thể hiện gây tranh cãi thời điểm đó

Trong đó, nhân vật dì Tư Diệu do NSƯT Hạnh Thúy thể hiện cũng gây tranh cãi vì lối hành xử độc ác, đánh đập các cháu một cách thái quá nhằm tăng thêm tình tiết bi kịch cho phim, đẩy mạnh các cao trào. Khán giả càng xem càng mệt mỏi và họ lên tiếng chỉ trích.

Rõ ràng, việc cường điệu hóa bi kịch đã bị phản tác dụng trong việc giúp nhân vật lấy sự thương cảm trong lòng khán giả. Những yếu tố giản dị, chân thật và đời thường sẽ giúp mang đến sự tự nhiên, hài hòa hơn, giúp phim từng bước ghi dấu trong lòng công chúng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo