xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa có chương trình mới để biên soạn SGK

YẾN ANH

Đến nay, chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa. Do đó, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới. Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, từ năm học 2018-2019, chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới bắt đầu được triển khai áp dụng theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, THCS và THPT. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, việc thực hiện Nghị quyết 88 còn nhiều hạn chế, bất cập.

Thực hiện cuốn chiếu từ năm học 2019-2020

Đến nay, chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn SGK. Thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên (GV), cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước còn gặp nhiều khó khăn. Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới ngay từ năm học 2018-2019 thì sẽ khó yên tâm về chất lượng.

Tờ trình của Chính phủ cho thấy nếu theo lộ trình cũ, việc chuẩn bị GV, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm đều phải triển khai chương trình, SGK mới ở 3 lớp thuộc 3 cấp học khác nhau. Trong khi đó, 2 năm học cuối của lộ trình, mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp cấp tiểu học.

Chưa có chương trình mới để biên soạn SGK - Ảnh 1.

Chương trình phổ thông mới đối với bậc THCS sẽ chậm hơn 2 năm Ảnh: Hoàng Triều

Căn cứ tình hình xây dựng chương trình, biên soạn SGK cũng như việc chuẩn bị về GV, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc... Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu.

Cụ thể, cấp tiểu học triển khai thực hiện từ năm học 2019 đến 2020, THCS từ năm học 2020-2021 và THPT từ năm học 2021-2022. Năm học 2019-2020: lớp 1; năm học 2020-2021: lớp 2 và lớp 6; năm học 2021-2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2022-2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2023-2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, việc bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới ở cấp tiểu học chậm 1 năm, cấp THCS chậm 2 năm và cấp THPT chậm 3 năm.

Đổi mới là việc hệ trọng

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng việc lùi thời gian triển khai chương trình phổ thông mới là hợp lý. Theo ông, như vậy sẽ có thêm thời gian dành cho việc biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các chương trình cũng như SGK mới, hoạt động giáo dục.

"Việc bồi dưỡng, tập huấn GV, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK mới cũng như đào tạo GV dạy các môn học mới chưa có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành là rất cần thiết. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một việc lớn, rất hệ trọng. Vì thế, cần phải có thời gian để thẩm định chất lượng SGK mới và tổ chức dạy thí điểm, thực nghiệm theo chương trình này. Nếu không lùi thời điểm thực hiện thì chỉ còn có 11 tháng, quá gấp để thực hiện cùng lúc nhiều việc như vậy" - TS Lâm nhấn mạnh.

TS Nguyễn Sỹ Đức, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng điều kiện vật chất, cơ sở trường lớp là một trong những khó khăn lớn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Thời gian qua, nhiều địa phương phản ánh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ GV chưa đầy đủ. Vì vậy, cần tạo điều kiện để địa phương chuẩn bị kỹ hơn.

"Lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học. GV, cán bộ quản lý cũng có thời gian tiếp cận dần chương trình mới" - TS Đức nhận xét.

Không phát sinh kinh phí

Theo tờ trình của Chính phủ, mặc dù lùi thời gian thực hiện nhưng kinh phí xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và SGK theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh. Bởi lẽ, thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới vẫn là 5 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo