xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới

Yến Anh, Ảnh: HOÀNG DƯƠNG

(NLĐO)- Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành ngày 21-8 đề nghị lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới do cần chuẩn bị kỹ các điều kiện về cơ cở vật chất, giáo viên và cả… tâm lý.

Kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị triển khai năm học mới

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 được Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến ngày 21-8,  lãnh đạo nhiều tỉnh/thành phố đã kiến nghị "giãn" thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới 1 năm. 

Là người phát biểu đầu tiên trong phần thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng việc thực hiện chương trình mới cần chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhân sự cũng như tâm lý. "Chất lượng giáo dục phổ thông ở thời điểm hiện tại có thể chấp nhận được, chưa đến mức quá cấp bách. Nếu còn khó khăn thì nên lùi thời điểm triển khai, còn Bộ triển khai đúng thời hạn (năm học 2018-2019) thì tỉnh sẽ gặp khó khăn" - đại diện này nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Nghệ An, cũng cho rằng nếu triển khai chương trình phổ thông mới như lộ trình mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì chắc chắn các địa phương ở miền núi với điều kiện kinh tế đầu tư cơ sở vật chất giáo dục còn khó khăn, thiếu thốn sẽ gặp khó. Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, có chung quan điểm này. Ông Hùng kiến nghị nếu có thể được đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ lùi thời gian thực hiện 1 năm. "Tốt nhất là triển khai từ năm học 2019-2020. Mục tiêu là để có khoảng thời gian vật chất cần thiết cho các Sở GD-ĐT bồi dưỡng cán bộ giáo viên"- ông Hùng nói.

Bày tỏ sự lo lắng nếu triển khai chương trình mới ngay trong năm học tới, bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, cho rằng một chương trình mới không thể ban hành là chuẩn ngay, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Theo bà Giang, yếu tố quyết định thực hiện thành công chương trình là sự đồng bộ về điều kiện, trong khi thời gian triển khai chương trình mới đúng hạn còn 1 năm. 

Vì thế, khi các điều kiện chưa đồng bộ, nhiều ý kiến cho rằng nên lùi thời gian thực hiện. Bộ GD-ĐT nên triển khai từng nội dung chứ không nên đồng loạt cùng một lúc, bởi làm như vậy sẽ không thể kham nổi. "Chúng tôi cho rằng, chúng ta nên xem chương trình giáo dục phổ thông mới là khung (phần cứng), những nội dung cần hoàn thiện để thực hiện thành công là nội dung (phần mềm). Từ năm 2018-2019, chúng ta nên tiến hành dần những nội dung như dạy thí điểm, đào tạo giáo viên, nhân rộng thí điểm. Có nhiều nội dung mà chúng ta cùng làm một lúc thì không thể kham nổi và cũng không kịp"- bà Giang cho hay. 

Đại diện tỉnh Bình Định cũng nhấn mạnh việc triển khai chương trình mới ngay trong năm học 2018-2019 là rất gấp, đề nghị giãn đến năm 2019-2020 để chương trình được chuẩn bị kỹ hơn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng 1 trong 5 điểm vẫn còn bất cập của ngành giáo dục là việc chậm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Phó Thủ tướng cho rằng, các địa phương không thể nói là không có trường, không có lớp để lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới. "Tinh thần là khẩn trương nhất, nhưng chưa thấy yên tâm thì báo cáo cơ quan chức năng để điều chỉnh tiến độ"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo