xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai mức điểm sàn: “Cứu” trường khó tuyển sinh!

THÙY VINH

Ngay khi Bộ GD-ĐT công bố dự kiến áp dụng 2 mức điểm sàn, nhiều ý kiến cho rằng đây rõ ràng là giải pháp tình thế nhằm “cứu” những trường ngoài công lập không tuyển sinh được

img
Thí sinh làm hồ sơ thi ĐH, CĐ 2013 tại Sở GD-ĐT TPHCM. Ảnh: T.Thạnh
 
“Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng 2 mức điểm sàn chỉ là giải pháp tạm thời, không giải quyết được cái gốc của bài toán về tuyển sinh. Có thể quyết định này đưa ra vì áp lực phải để cho một số trường ngoài công lập sống được” - PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, nhận định.

Thiếu ổn định

TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 đã quá cận kề, giờ Bộ GD-ĐT mới có sự thay đổi cho thấy tình trạng thiếu chuẩn bị. “Đây chỉ là giải pháp tình thế. Một kỳ thi mang tính quốc gia nên tuân thủ những nguyên tắc có tính ổn định, tránh liên tục có các biện pháp giữa chừng như vậy” - TS Phượng nhận định.

Một giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM cho rằng giải pháp 2 mức điểm sàn cho thấy Bộ GD-ĐT có sự bất nhất và dễ gây ra phản ứng trong xã hội khi một mặt yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, một mặt lại hạ điểm sàn.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, cũng cho rằng đã có chính sách ưu tiên hạ 1 điểm cho thí sinh các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ nên Bộ GD-ĐT tiếp tục đưa ra mức điểm sàn dưới như dự kiến là điều không hay. Nếu là giải pháp tình thế thì cũng là mục đích cứu các trường khó tuyển sinh chứ không thể vực dậy chất lượng các ngành học và hệ thống giáo dục ĐH.

Khó nâng cao chất lượng

PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, cho rằng duy trì 2 mức điểm sàn là giải pháp giúp phân tầng ĐH. Điểm sàn trên áp dụng cho các trường tốp trên và các ngành học mang tính nghiên cứu, còn điểm sàn dưới áp dụng cho những ngành thực hành và để các trường khó tuyển sinh có thể tuyển được sinh viên.

Theo ông Sen, quá trình đào tạo rất quan trọng, nếu chất lượng đầu vào thấp thì sẽ nâng lên dần dần, chứ không nên để các trường không tuyển sinh được phải bị “bức tử” vì các trường này cũng có những đóng góp nhất định.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng đầu vào thấp sẽ ảnh hưởng đến quy trình đào tạo và khó nâng cao chất lượng. Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, thực tế nhiều năm qua, điểm chuẩn của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đều trên điểm sàn ít nhất 1 điểm nhưng đa số sinh viên bị đuổi học (mỗi năm khoảng 200-400 người) đều nằm ở nhóm điểm đầu vào thấp. Chất lượng đầu vào rất quan trọng, nhiều ngành học đòi hỏi kiến thức nền tảng, nếu không đáp ứng được thì rất khó đào tạo.

“Điểm đầu vào thấp sẽ dẫn đến vòng luẩn quẩn: Không bảo đảm mặt bằng chất lượng, ra trường không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, gây lãng phí rất lớn cho xã hội” - ông Dũng nhận định.

Theo nhiều ý kiến, nếu chưa có phương thức nào hiệu quả hơn thì Bộ GD-ĐT nên giữ 1 mức điểm sàn và nếu mức điểm sàn như năm 2012 gây khó khăn cho các trường thì có thể hạ xuống khoảng 0,5 điểm. Một số ý kiến cho rằng nên xem xét việc xác định điểm sàn theo nhóm ngành. Đối với những ngành trọng điểm, nhu cầu xã hội cần nhưng không hút thí sinh thì có thể giảm điểm sàn, các ngành còn lại vẫn giữ mức điểm sàn hợp lý để bảo đảm chất lượng đầu vào.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục ĐH khẳng định cần có cải cách trong việc tuyển sinh. “Cần tỉnh táo trong việc đưa ra các giải pháp và có sự cải cách sâu sắc, căn bản. Thi không phải là cách duy nhất để đánh giá chất lượng đầu vào, các trường có thể xét tuyển theo những tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cải cách tuyển sinh cần có sự tham khảo, góp ý, lộ trình và dựa trên sự tôn trọng, công bằng cho các trường cũng như thí sinh” - TS Bùi Trân Phượng nói.

Xét kết quả tốt nghiệp: Khó khả thi

Theo Bộ GĐ-ĐT, dự kiến sẽ áp dụng 2 mức điểm sàn: Điểm sàn trên được xác định theo chỉ tiêu như cách đã làm lâu nay, điểm sàn dưới là tổng điểm bình quân từng môn của 3 môn thi của khối thi tương ứng. Đối với thí sinh đạt kết quả thi trên điểm sàn trên, các trường xét trúng tuyển như đã làm lâu nay; đối với thí sinh có kết quả thi nằm giữa điểm sàn trên và điểm sàn dưới, các trường xét thêm điểm tốt nghiệp THPT để quyết định điều kiện trúng tuyển.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, việc lấy kết quả tốt nghiệp THPT làm căn cứ xét tuyển đối với thí sinh đạt mức sàn dưới là không hợp lý vì thực tế có nhiều học sinh đạt điểm 10 môn toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng khi thi ĐH chỉ đạt 2 điểm. Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn cũng cho rằng việc dựa trên học bạ để làm căn cứ xét tuyển là khó thực hiện vì hầu hết thí sinh đã đăng ký hồ sơ dự thi ĐH không kèm theo học bạ, nếu bây giờ nộp bổ sung thì phải nộp như thế nào và dựa vào căn cứ gì để xét tuyển?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo