xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó như xác định điểm sàn

YẾN ANH

Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, cách tính điểm sàn xét tuyển dự kiến sẽ có nhiều thay đổi

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm sàn áp dụng hiện nay đang bị coi là rào cản lớn khiến các trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu để duy trì sự tồn tại của mình.
 
img
Trong buổi tư vấn tuyển sinh do Báo Người Lao Động tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TPHCM) ngày 25-2,
nhiều học sinh nêu thắc mắc về điểm sàn    Ảnh: TẤN THẠNH

Điểm sàn = rào cản!?

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 1-2013 đã nêu rõ:

Từ khoảng 2 năm trở lại đây và nhất là trong mùa tuyển sinh 2012, việc tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng như một số trường công lập ở địa phương gặp nhiều khó khăn. Theo hiệp hội này, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế hoạch tuyển sinh, riêng năm 2012, trong số hơn 80 trường ngoài công lập chỉ có một số ít trường tuyển sinh được gần đủ hoặc đủ chỉ tiêu.
 
Phần lớn các trường chỉ tuyển được 30%-60%, không ít trường chỉ tuyển được 20%-30%, thậm chí có trường chỉ tuyển được lượng thí sinh không đáng kể. Lý do chính là vì nguồn tuyển sinh đã thực sự cạn kiệt bởi điểm sàn được xác định không hợp lý. Trong nhiều năm, tổng điểm 3 môn thi của phần lớn thí sinh chỉ rơi vào khoảng 7-8/30 (trong khi điểm sàn được Bộ GD-ĐT chọn lại dao động từ 13-15).

Tại cuộc họp bàn về tuyển sinh của các trường ngoài công lập tại Hà Nội, lãnh đạo nhiều trường đã đưa ra phương án đề nghị bộ xác định mức điểm sàn riêng cho công lập - dân lập, cho lấy chỉ tiêu dự bị ĐH ở mức dưới điểm sàn chung và đặc biệt là phải xem xét lại cách thức ra đề. Ông Phan Trọng Phước, Hiệu trưởng Trường ĐH Đại Nam, cho rằng bộ cần cải tiến cách ra đề thi để có phổ điểm tốt hơn, để tăng số lượng đầu vào. Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng bộ cần phải “làm đúng” về điểm sàn. Phải công khai phổ điểm của thí sinh, sau đó lấy điểm sàn ở mức sao cho có số lượng thí sinh từ sàn trở lên bằng 50% số lượng thí sinh dự thi.

Phát triển từ ý kiến của ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệp hội Các trường ngoài công lập đã đề nghị Bộ GD-ĐT từ kỳ thi tuyển sinh năm 2013 phải công khai phổ điểm của từng môn thi và phổ tổng điểm của 3 môn thi đối với từng khối thi. Điều này bảo đảm xã hội có thể đánh giá tính khách quan và tính tiêu chuẩn của từng đề thi cũng như của các bộ đề thi của Bộ GD-ĐT. Đồng thời, nếu không bỏ điểm sàn, bộ phải lấy “điểm sàn tối thiểu” từ đỉnh phổ của tổng điểm 3 môn thi đối với từng khối thi. Bộ cần có quy định nhiều mức điểm sàn cho phù hợp với cơ cấu vùng miền, cơ cấu phân tầng của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay.

Sẽ có mấy điểm sàn?

Trước quan điểm đề nghị bỏ điểm sàn xét tuyển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết nếu bỏ điểm sàn, thí sinh có điểm thấp vẫn được gọi vào học. Cách làm này không phù hợp bởi nếu đào tạo ra mà sinh viên không được xã hội chấp nhận, các nhà tuyển dụng từ chối lại là một sự lãng phí quá lớn.
 
Tuy nhiên, ông Ga cũng thừa nhận việc xét điểm sàn hiện nay chưa thực sự khiến dư luận và các trường hài lòng. Chính vì thế, bộ sẽ nghiên cứu lại cách xác định điểm sàn. “Có thể xác định theo phổ điểm của từng môn và lấy trung bình chung của các môn thi/khối thi (thấp hơn hoặc bằng mức điểm này), đồng thời đề nghị các trường có những sáng kiến để xác định điểm sàn có tính thuyết phục nhất. Bộ cũng đang cố gắng ra đề thi cho phù hợp” - ông Ga cho biết.
 
Trước những thay đổi về cách tính điểm sàn, ông Trần Trung, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đề nghị nên xác định điểm sàn theo từng khu vực. Theo đó, các trường ở Hà Nội và TPHCM sẽ có mức điểm sàn cao hơn bởi các trường ở địa phương không được đầu tư bằng các trường ở TP, nếu lấy một mức điểm sàn chung thì các trường ở tỉnh rất thiệt thòi trong việc thu hút thí sinh.
 
PGS Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, cũng cho hay nên xác định điểm sàn theo từng khu vực. Trên thực tế, đúng là học sinh các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã được cộng điểm ưu tiên khu vực nhưng điều này là chưa đủ khi trình độ học sinh, điều kiện học tập ở các vùng miền rất khác nhau. Theo ông Vui, bộ nên đặt ra 2 mức điểm sàn, một như mọi năm vẫn xây dựng và một nữa cho những trường khó khăn trong việc tuyển sinh. “Tuy nhiên, với những trường được thụ hưởng mức điểm sàn ưu tiên cũng phải quy định rất rõ điểm sàn đó chỉ áp dụng cho những ngành khó tuyển, những ngành cần nhu cầu nhân lực như nông lâm, cơ khí, kỹ thuật...
 
Với các ngành đang được cảnh báo dư thừa thì ngay ở những trường ĐH địa phương, trường khó khăn cũng không thể áp mức điểm sàn thấp hơn bình thường” - ông Vui nói. Trong khi đó, một chuyên gia tuyển sinh lâu năm nay lại cho rằng cần xác định điểm bình quân 3 môn thì phải tính tổng điểm 3 môn của một thí sinh mới chính xác. Nếu xác định theo cách này, số thí sinh từ mức điểm sàn trở lên theo mức điểm bình quân 3 môn thi sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc nguồn tuyển sẽ tăng lên cho các trường.
 

Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu cách xác định điểm sàn, đồng thời đề nghị các trường nêu sáng kiến cách xác định điểm sàn thích hợp, thuyết phục nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo