xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mổ xẻ điểm 0 môn Sử

Nhà giáo Trần Hữu Trù (Hà Nội)

(NLĐO) - Điểm thi môn Lịch sử kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011 rất thấp. Có người cho là bình thường; có người giật mình, vội vã đổ lỗi cách dạy, cách ra đề thi song những nhà giáo trong cuộc thấm thía hơn ai hết nỗi đau này.

Đây không phải và cũng không thể là chuyện nhỏ của giáo dục. Vì nếu không tìm ra nguyên nhân của nó thì cũng giống như người thầy thuốc khám bệnh, không chẩn đoán đúng bệnh thì làm sao đưa ra được phác đồ điều trị đúng? Hệ lụy là bệnh tật vẫn không thuyên giảm mà có khi lại tăng lên.
 
Nếu người quản lý giáo dục nói rằng lỗi từ cách dạy- có nghĩa là lỗi ấy thuộc về giáo viên, không thuộc về quản lý - thì không đúng. Vì trong đội ngũ giáo viên chỉ một số người dạy còn yếu chứ không phải tất cả.
 
img
Các thí sinh dự thi ĐH tại Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM năm 2011. Ảnh: Đ.K
Thống kê cho thấy điểm Sử ở nhiều trường chỉ đạt 2% - 5% điểm trung bình trở lên, còn hơn 90% điểm dưới trung bình. Chẳng lẽ hơn 90% giáo viên dạy Sử hiện nay là có lỗi từ cách dạy?
 
Từ việc thi tuyển này, ta cũng thấy được điểm Văn cũng còn thấp, có phải là do từ cách dạy không? Rồi kết quả thi toán của đoàn Việt Nam trong kỳ thi Olympic năm nay đã phản ảnh rõ nét hơn điều đã được cảnh báo từ nhiều năm qua rằng Toán học Việt Nam đang tụt hậu có phải lỗi từ cách dạy của giáo viên không?

Lại nữa, theo tin từ Tây Ninh thì Trường Chuyên Hoàng Lệ Kha đã thiếu chỉ tiêu nghiêm trọng trong việc tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011- 2012. Ba môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã chính thức xóa bỏ trong trường chuyên. Lý do là học sinh đăng ký vào học quá ít hay điểm thi quá thấp, không thể tuyển được vì vướng quy chế? Năm nay có 183 thí sinh dự thi môn Ngữ văn nhưng chỉ có 6 em đủ điểm để học trường chuyên này thì không đủ tổ chức nổi 1 lớp.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà giáo và phụ huynh học sinh đều cho rằng những hiện tượng nêu trên phản ánh đúng thực trạng của việc dạy và học ở cấp phổ thông hiện nay. Bộ GD-ĐT nên có cái nhìn thực chất hơn về vấn đề này, đừng để môn Sử ngày càng lụi tàn.

Giáo sư Đỗ Đức Thái, Phó trưởng Khoa Toán Tin - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng từ nhiều năm nay, một nguy cơ trông thấy là các bạn trẻ không lựa chọn khoa học cơ bản, trong đó có Toán học, làm nghề nghiệp tương lai cho mình. Ngay cả những học sinh giỏi Toán, mê Toán và có giải quốc tế về Toán cũng không lựa chọn việc theo đuổi tiếp con đường Toán học. Có những năm, 6 thành viên đội tuyển Toán quốc tế thì có 5 người chọn học Trường ĐH Ngoại thương.

Nhìn chung, những điều nêu trên chỉ là biểu hiện của nền giáo dục phổ thông nước ta đang xa rời mục tiêu là giáo dục con người toàn diện.
 
Lâu nay, từ nhà trường đến các cấp quản lý giáo dục thường chạy theo thành tích, chạy theo thi cử, phụ huynh và học sinh thì chạy theo các môn thi tuyển của các ngành được coi là thời thượng của nền kinh tế thị trường để dễ kiếm việc làm, lương bổng cao nên các ngành sư phạm, xã hội nhân văn đang bị coi nhẹ.

Những lỗi, những yếu kém về giáo dục hiện nay trước hết thuộc về trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục. Nếu tìm nguyên nhân ở những đối tượng khác thì không thể sửa chữa nổi.
 
 
* Hiện tượng hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay là một thực tế đau lòng, báo động về bộ phận giới trẻ đang "mù mờ" về lịch sử đất nước. Mời bạn đọc cùng góp ý kiến để đổi mới cách dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông hiện nay.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo