xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Triệt tiêu học vẹt

Lưu Nhi Dũ

Tại hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn ngữ văn ở trường phổ thông” ngày 10-4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển cho rằng từ trước đến nay, việc dạy và học tại trường phổ thông vốn quen với việc dạy tác phẩm nào thì kiểm tra, đánh giá tác phẩm đó, dẫn đến học sinh chỉ học vẹt.

Dù có nhiều cải thiện nhưng đề thi môn ngữ văn chưa thực sự “mở” hoặc là đề “mở” nhưng đáp án vẫn “đóng” nên học sinh vẫn phải học theo bài văn mẫu, dùng văn mẫu viết văn thật để trả bài cho thầy cô. Cho nên, đề thi ngữ văn cần thay đổi theo hướng giúp học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, tình cảm vào bài thi để đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.

Theo đó, bộ này đã “thống nhất” với đại diện của các sở GD-ĐT trong cả nước một số nội dung cụ thể liên quan đến đề thi môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Thời gian thi môn văn sẽ rút từ 150 phút xuống còn 120 phút. Về hình thức, đề thi sẽ có phần đọc hiểu và viết để đánh giá năng lực tổng hợp, kiến thức kỹ năng và cách sử dụng kiến thức này trong cuộc sống của học sinh.

Phần đọc hiểu không lấy trong sách giáo khoa. Phần này sẽ vừa với học sinh: Dài vừa phải, số lượng câu phức và câu đơn hợp lý, không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng... Với phần viết là câu hỏi mở, Bộ GD-ĐT sẽ lấy chân giá trị sống để làm chuẩn. Theo ông Hiển, bài văn có 2 giá trị: Giá trị thông điệp - nói thế nào để người khác hiểu được và sự trong sáng của tiếng Việt. Sau đó là cảm xúc, sự sáng tạo.

Dù còn nhiều tranh luận trong việc đổi mới thi môn ngữ văn. Tuy nhiên, có thể thấy mục đích của đổi mới là triệt tiêu chuyện học vẹt, “làm chết” những bài văn mẫu tung hoành bấy lâu nay là điều cần được nhìn nhận và tiếp nhận. Việc đổi mới cách thi môn văn cũng là bước mở đầu để đổi mới cách dạy văn, học văn. Do đó, nên có thời gian để giáo viên, học sinh thích nghi với cách ra đề thi mới, nhất là đối với học sinh bấy lâu nay học môn văn một cách thụ động. Biện pháp có thể áp dụng ngay là Bộ GD-ĐT nên quán triệt những vấn đề còn gây thắc mắc đến tận giáo viên dạy môn văn để tránh mọi bất cập có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, việc biên soạn sách giáo khoa môn ngữ văn cũng cần được tính đến để học sinh có thể yêu môn văn bằng chính những tác phẩm giá trị, có sức rung cảm, giàu tính nhân văn và có liên hệ thực tế để môn văn không còn là môn học đối phó khiến học sinh phải dùng “văn mẫu” và giáo viên không nản lòng vì học sinh ngày càng xa rời môn học này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo