xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ gìn tài nguyên biển

Phạm Hồ

Từ các thống kê của cơ quan chức năng cũng như ghi nhận thực tế, hầu hết các bãi biển từ Nam ra Bắc đều bị ô nhiễm, nhất là ở các mùa cao điểm du lịch.

Bãi biển nằm ở phạm vi các khu du lịch, resort… của tư nhân thì thường được dọn dẹp sạch sẽ, vì đây là nơi kiếm tiền của họ. Còn thực trạng tại phần lớn các bãi biển công cộng thì thật đáng buồn.

Nguyên nhân nằm đủ ở các mặt. Về quản lý là do lỏng lẻo, không xử phạt nghiêm túc nên người xả rác không ngại. Về du khách thì tình trạng kém ý thức khá phổ biến. Nhiều người thường chê bai bãi biển không sạch nhưng chính họ lại là người xả rác kể cả vô tình và cố tình. Muốn hưởng thụ không gian sạch đẹp nhưng luôn yêu cầu người khác dọn dẹp là điều phi lý. Trước hết chính du khách, người hưởng thụ phải làm sạch ý thức của mình trước khi đối diện với thiên nhiên.

Rất ít quốc gia nào được chiều dài bờ biển tuyệt đẹp như nước ta, dài đến 3.260 km gắn liền với 28 tỉnh, thành phố (chưa kể các đảo, quần đảo). Chúng ta nằm trong tốp 10 quốc gia có tỉ lệ bờ biển trên diện tích cao nhất thế giới. Suốt chiều dài này thì vùng nào cũng có thể làm du lịch biển, bởi thời tiết thuận lợi, đa dạng về địa lý và đặc thù về văn hóa. Lợi thế này được phát huy trong những năm gần đây nhưng cũng đáng buồn là kinh nghiệm của không ít địa phương chưa theo kịp yêu cầu gìn giữ môi sinh.

Xả rác bãi biển là chuyện nhỏ, bởi có thể dọn dẹp được. Làm ô nhiễm nguồn nước, xâm hại vùng sinh sống của sinh vật biển mới là câu chuyện lớn và có vẻ như nhiều nhà quản lý ở địa phương chưa nhìn thấu đáo, cố tình không nhìn thấy hoặc có nơi chấp nhận đánh đổi để mưu cầu lợi ích kinh tế.

Trong bản đồ công nghiệp Việt Nam, chúng ta có gần 20 KCN nằm ven biển. Nguy hại nhất là có những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng như nhiệt điện than, luyện kim, sản xuất phân bón… vẫn được cấp phép cạnh bờ biển. Không ai khờ khạo tin rằng mọi doanh nghiệp đều đủ trình độ hoặc minh bạch khi để xả thải ra biển sạch sẽ như môi trường tự nhiên. Những số liệu kiểm tra từ cơ quan chức năng có thể chấp nhận được trong thời điểm hiện tại nhưng không ai lường được các tác động nguy hại với môi trường trong tương lai.

Những tàn phá âm thầm này rất khó nhìn thấy và đến khi phát hiện thì muốn phục hồi phải mất vài thập kỷ, thậm chí là không thể. Hệ san hô dần chết và kêu cứu ở vịnh Nha Trang là một ví dụ đau đớn. Những bài học này đáng tiếc không được ghi nhận đúng mực, nên nhiều tỉnh tiếp tục đề xuất xây KCN cạnh biển, mà dư luận quan tâm gần đây nhất là dự án KCN Long Sơn ở Bình Định.

Du lịch là ngành kinh tế không khói. Chủ trương của Chính phủ theo xu thế của thế giới là kinh tế xanh. Những lợi thế về tài nguyên biển phải được giữ gìn và phát huy tối đa để mang lại lợi ích lớn nhất. Ô nhiễm biển là vấn nạn nhức nhối làm trì hoãn mục tiêu phát triển môi trường biển, kinh tế biển và tiếp theo là làm giàu bằng văn hóa biển.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo