xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bước ngoặt của fintech

Thái Phương

Liên tiếp trong thời gian ngắn, cơ quan công an ở TP HCM và một số địa phương đã đánh sập nhiều đường dây cho vay nặng lãi dưới hình thức cho vay online qua website, ứng dụng (app), núp bóng dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính...

Dù vậy hiện tại, chỉ cần truy cập trang web tìm kiếm Google, gõ từ khóa "cho vay tiền online" sẽ cho ra 134 triệu kết quả trong vòng 0,41 giây. Hoặc, gõ từ khóa "cho vay online" sẽ có tới 28,1 triệu kết quả trong vòng 0,48 giây. Người có nhu cầu vay rất khó phân biệt đâu là đơn vị cho vay được cấp phép, quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc các sở Kế hoạch và Đầu tư, còn đâu là công ty cho vay "núp bóng" tín dụng đen. Bởi vậy, không ít người khi cần tiền gấp đã vướng vào dịch vụ cho vay online nặng lãi với lãi suất chót vót, không thể trả nổi.

Đáng chú ý, khi thị trường nổi lên hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending), một số công ty đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hang để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Chiêu thức phổ biến là hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất thấp, điều kiện vay ưu đãi... nhưng thực tế là áp dụng lãi suất cao "cắt cổ". Còn về phía những công ty công nghệ tài chính (fintech) đang cho vay trực tuyến được cấp phép, có đăng ký, họ cũng bị vạ lây vì bị hiểu lầm là tín dụng đen.

Theo NHNN, số lượng công ty fintech tham gia vào nhiều mảng, lĩnh vực ở thị trường Việt Nam tăng nhanh từ con số chỉ 40 vào cuối năm 2016 lên khoảng 200 công ty tính đến giữa năm 2022. Trong đó, hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng có khoảng 100 công ty với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending, gồm đơn vị cho vay, nhà đầu tư góp vốn và người vay, đang thiếu ràng buộc về mặt pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên với nhiều hệ lụy.

Những vướng mắc, bất cập nêu trên đòi hỏi có khung pháp lý điều chỉnh, cụ thể là cần ban hành nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Đã gần 3 năm tính từ thời điểm bản dự thảo lần đầu được đưa ra lấy ý kiến, đến nay nghị định này vẫn chưa được ban hành.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, NHNN cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị định; có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo nghị định mới nhất vào tháng 4-2023. NHNN cho rằng nghị định là cách tiếp cận pháp lý mới nên nhiều vấn đề cần được rà soát kỹ lưỡng với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cần được nghiên cứu, thiết kế bảo đảm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kiểm soát rủi ro.

Từ góc nhìn của thị trường, việc sớm có hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng và trong khuôn khổ nhất định để các bên cùng tham gia sẽ góp phần giải quyết những bất cập trên thị trường cho vay online, P2P Lending, như: quy định lãi suất cho vay, thành phần chủ thể tham gia, loại hình dịch vụ đi kèm như thu hồi nợ và quy tắc ứng xử khi phát sinh xung đột giữa các bên. Vì vậy, cần nhanh chóng có cơ chế thí điểm để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh, hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái fintech. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo