xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải cách phải từ con người!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Thảo luận về kinh tế - xã hội và công tác phòng chống dịch Covid-19 trong chương trình kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, ngày 9-11, đại biểu Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, dẫn ra chuyện một số trường hợp xin ý kiến trong phòng chống dịch vừa qua đã thể hiện việc một số cơ quan, đơn vị chưa ý thức được trách nhiệm tham mưu.

Bà Tô Thị Bích Châu lấy dẫn chứng về lô hàng hơn 22.000 hộp sữa được kiều bào tại Úc ủng hộ cho trẻ em gặp khó khăn do dịch bệnh. Khi lô hàng này về đến TP HCM, theo quy trình, thành phố đã xin ý kiến của Cục An toàn thực phẩm (ATTP) rồi Cục Thú y . Sau 2 ngày thì Cục Thú y trả lời đồng ý, Cục ATTP thì đề nghị TP HCM xin ý kiến Chính phủ. Thành phố gửi công văn đến Chính phủ thì Chính phủ cũng phải giao về cho Cục ATTP trả lời.

Câu chuyện bà Châu kể khiến nhiều người xót xa. Giá như Cục ATTP trả lời ngay quan điểm của mình thì vụ việc đã không phải "vòng vo tam quốc" để đến nỗi lô hàng về đến TP HCM đã  tháng nhưng chưa lấy ra được.

Ngạn ngữ nước ta có câu "Một miếng khi đói bằng gói khi no". Giữa dịch bệnh khó khăn thì mới có chuyện "tương thân tương ái", hỗ trợ nhau. Vậy nhưng trong trường hợp này thì không chỉ người được cho đã phải gánh chịu thiệt hại vì hàng hóa hỗ trợ chậm đến tay, mà người cho hẳn cũng sẽ buồn lòng trước những thứ "rào cản" dưới danh nghĩa quy trình.

Quy trình gì ở đây? Quy trình để kiểm soát hay để "hành là chính"? Nếu để kiểm soát thì không ai hành xử như vậy, vì làm vậy thì sao đúng với tinh thần "chống dịch như chống giặc"?

Từ câu chuyện cụ thể này cũng để thấy một thực trạng rất đáng buồn ở nước ta là nhiều năm qua, ở lĩnh vực nào, ngành nào chúng ta cũng nghe nói rất nhiều về cải cách hành chính, về những sự đầu tư số hóa. Nhưng thực tiễn thì vẫn còn sự ách tắc, nhiêu khê, phiền toái cho người dân và doanh nghiệp. Tình trạng chậm trễ, "đá bóng qua lại" giữa các cơ quan vẫn nhiều, hiện tượng vòi vĩnh hay đòi hối lộ khi làm các thủ tục vẫn nhan nhản.

Thực trạng này là hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP mà Chính phủ ban hành từ 10 năm trước, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, mà cải cách hành chính đã được xác định là 1 trong 3 giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Nói cho cùng thì mọi sự cải cách phải đều xuất phát từ con người. Trang thiết bị và mọi sự đầu tư về phương tiện, thiết bị, công nghệ là rất cần, nhưng rốt cuộc cũng vẫn khó để tạo ra những sự thay đổi tiến bộ hơn nếu vẫn chưa có sự thay đổi tư duy thực sự từ chính đội ngũ công chức đang vận hành bộ máy hành chính.

Một nền hành chính phục vụ hẳn nhiên sẽ phải nhắm vào mục tiêu thiết thực, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Những sự "xin - cho" vô lý cũng như những quy trình nhiêu khê cũng sẽ vì thế mà phải xóa bỏ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo