xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn kẽ hở trục lợi

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Trong một kết luận thanh tra quanh việc chấp hành các quy định pháp luật về quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng 2 cây cầu ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng đã chỉ ra 10 cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi liên quan việc giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất dự án.

Ngoài ra, 5 hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người thân của cán bộ UBND xã Đại Hải và UBND huyện Kế Sách.

Tất cả những người này thừa nhận họ đã nắm biết thông tin về hướng tuyến dự án, về dự án sắp triển khai và ranh giới giải phóng mặt bằng. Thậm chí, trong số những cán bộ, công chức nhận chuyển quyền sử dụng đất, có người từng tham gia quá trình khảo sát, góp ý quy hoạch hướng tuyến hoặc phương án xác định giá đất trong dự án…

Trục lợi do biết trước thông tin dự án là chuyện không mới. Không ít cán bộ, công chức ở một số nơi đã giàu lên bất thường nhờ hành vi như thế. Chuyện vừa xảy ra ở dự án đầu tư xây 2 cây cầu tại Sóc Trăng chỉ là một ví dụ, cho thấy thêm một kẽ hở để trục lợi, tiêu cực liên quan đến đất đai.

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 4-5-2022, khi đề cập việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra một loạt vấn đề: Vì sao tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro?...

Tổng Bí thư yêu cầu làm rõ: Xảy ra tình trạng trên có phải nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?...

Trường hợp xảy ra như ở Sóc Trăng thì câu trả lời đã rõ, đó là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước lẫn nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức địa phương chưa đầy đủ, ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm. Tuy nhiên, xảy ra tình trạng này còn là do Luật Đất đai năm 2013 chưa có các chế tài đủ để ngăn ngừa những hành vi tiêu cực tương tự.

Cả nước đang triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Đây là lúc cần huy động trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học vào việc góp ý kiến, hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này rất cần gắn với vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Chỉ có như vậy mới góp phần ngăn ngừa các hành vi trục lợi liên quan đến đất đai, cả việc thông qua các dự án. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo