xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không chỉ là sinh kế

Hồ Phi

Hàng loạt thị trường đã tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trở lại sau gần 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19.

Đây không chỉ là tin vui cho ngành xuất khẩu lao động (XKLĐ) mà còn là động lực cho nền kinh tế của nhiều địa phương đang trên đà khởi sắc.

Trải qua khoảng 4 thập kỷ thực hiện chương trình XKLĐ, chúng ta đã dần hoàn thiện mô hình kinh tế đặc thù này. Từ ban đầu là hợp tác lao động để giải quyết việc làm, chủ yếu là mục tiêu mưu sinh, đến nay, XKLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có thể tạo sự phát triển đột phá ở nhiều địa phương.

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), những năm gần đây, mỗi năm nước ta có khoảng 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Cao nhất là năm 2019, nước ta có hơn 147.000 người làm việc ở các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ước tính, lượng kiều hối từ lực lượng này gửi về mỗi năm đạt từ 3-4 tỉ USD. Đây là một con số ấn tượng và đã làm thay đổi cuộc sống của hàng vạn gia đình.

Loạt bài "Nhộn nhịp thị trường XKLĐ" trên Báo Người Lao Động mới đây cũng đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khá hoàn chỉnh về bức tranh XKLĐ hiện nay. Sau một thời gian khó khăn vì dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2022, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… đã tăng nhanh số lượng tiếp nhận lao động, thực tập sinh từ Việt Nam.

Trong XKLĐ, phần được xem giá trị nhất là thông qua môi trường làm việc ở các thị trường lao động tiên tiến, chúng ta có một đội ngũ lao động tay nghề cao, tiếp cận nền sản xuất hiện đại và mang được kỹ thuật, nhãn quan kinh tế tốt về khởi nghiệp trong nước. Đội ngũ này còn là cầu nối quan trọng để đưa những nhà đầu tư từ quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ từng lao động đến Việt Nam. Những giá trị này là không thể đo đếm được và ngày càng sinh lợi trên chính quê hương của lực lượng XKLĐ.

Sự hợp tác giữa các quốc gia, nền kinh tế ngày càng sâu rộng nên XKLĐ cũng vượt lên trên mục tiêu ban đầu là sinh kế. Thực tế, chúng ta đã có những mô hình kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc… ở Việt Nam và ngược lại. Từ môi trường sản xuất, người lao động cũng xây dựng được cộng đồng văn hóa đa dạng… Những đội ngũ lao động này là một phần quan trọng của sự kết nối giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ về kinh tế, xã hội và cả văn hóa. Bởi vậy, vấn đề XKLĐ phải được nhìn nhận và giải quyết đa diện ở tầm quốc gia.

Thế nhưng, nói như vậy cũng không có nghĩa lĩnh vực này chỉ toàn màu hồng. Những vấn đề bất cập như chi phí qua trung gian quá cao, nạn lừa đảo môi giới vẫn thường xảy ra, vi phạm pháp luật ở nước sở tại… cũng gây cản ngại không ít cho chương trình XKLĐ.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Ra nước ngoài làm việc: Chọn sao cho đúng?" do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 24-3, hàng loạt vấn đề liên quan đã được giải đáp, nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức chuẩn xác, hữu ích về XKLĐ. Vượt qua những rào cản, được tạo thuận lợi về thủ tục, người lao động có thể bước chân ra nước ngoài làm việc để tự làm giàu cho bản thân và hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của chính quê nhà và đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo