xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ghi ơn những anh hùng

HỒNG ÁNH

Gạc Ma không chỉ là đảo đá, sự kiện Gạc Ma không chỉ là sự hy sinh mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Hôm nay, 14-3, kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma. Ngày này, triệu triệu trái tim cả nước hướng về các anh - 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Tưởng nhớ các anh để biết mang ơn những người đã ngã xuống vì sự toàn vẹn của lãnh thổ, vì nền độc lập của dân tộc. Đó cũng là những gì được toát lên tại lễ tưởng niệm ngày 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh khi bảo vệ chủ quyền biển đảo do tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) tối qua, 13-3.

Trong hương khói linh thiêng ở một nơi đặc biệt, của một buổi tối đặc biệt, trong tiếng gió xạc xào, lành lạnh thổi từ biển vào, người ta như nghe thấy tiếng các anh về để đón nhận tấm lòng của những người hôm nay đang sống trong hòa bình nhớ về các anh. 

Như nghe văng vẳng lời của thiếu úy Trần Văn Phương trước lúc hy sinh tay vẫn giữ chặt cán cờ mà hô to: "Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo". Như vẫn còn đấy sự hiện diện của "Vòng tròn bất tử", giữ chặt tay nhau bảo vệ từng tấc biển thiêng liêng của cha ông.

Trong khu tưởng niệm này trưng bày rất nhiều kỷ vật của chiến sĩ Gạc Ma. Tôi bắt gặp ánh mắt của nhiều người dừng lại rất lâu trước bức thư của thiếu úy Trần Văn Phương gửi về cho ba, mẹ và các em trước ngày lên tàu ra đảo. Bức thư đề ngày 8-3-1988, có đoạn viết: "Hiện nay, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến và quân đổ bộ đã chiếm được một đảo mới nổi của ta và còn định chiếm nhiều đảo khác nữa. Vì thế mà ta đang tổ chức lực lượng để bảo vệ đảo. Con được giao nhiệm vụ chỉ huy một lực lượng theo tàu đi ra ngoài đó… Đối với con vui vẻ nhận nhiệm vụ lên đường đi bảo vệ Tổ quốc, dù có hy sinh con cũng không sợ". Tôi như thấy mắt mình cay cay. Nhiều người cũng vội quay mặt đi để giấu những giọt nước mắt.

"Tôi cảm giác như cha tôi cùng những đồng đội đã hy sinh ở vùng biển đảo Cô Lin - Gạc Ma vẫn đang hiện hữu với dáng đứng hiên ngang dưới Quốc kỳ tung bay trước gió giữa biển trời Tổ quốc thân yêu", tôi bỗng nhớ câu nói của chị Trần Thị Thủy, người con duy nhất của liệt sĩ Trần Văn Phương, trong lần đầu ra thăm Trường Sa vào năm 2010.

"Có cái chết hóa thành bất tử". Máu của các anh hòa vào biển Đông, như nhuộm thắm những lá cờ đỏ sao vàng trong chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc" của Báo Người Lao Động mà nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao tận tay ngư dân tại buổi lễ, như gửi gắm mong ước chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo