xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự ý ngừng bán xăng dầu: Phạt sao cho đúng?

THÙY DƯƠNG

Trong một thời gian dài, dư luận đổ dồn bức xúc về phía những cửa hàng bán lẻ xăng dầu treo biển ngừng bán hàng.

Nhiều cửa hàng cũng bị cơ quan chức năng xử phạt khi tự ý ngừng bán hàng để chờ tăng giá hay vì bất cứ lý do nào khác. Bức xúc của dư luận là hoàn toàn hợp lý bởi hành động tự ý ngừng bán hàng khiến thị trường xăng dầu trở nên hỗn loạn, người dân phải xếp hàng dài chờ đổ xăng trong mệt mỏi.

Song, cần nhìn rõ hơn về mặt bản chất. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong góp ý về dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã chỉ rõ thực tế không phải ai cũng tỏ. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ xăng dầu phải chịu mức chiết khấu bằng 0, thậm chí chiết khấu âm. DN không muốn "càng bán càng lỗ" nhưng nếu ngừng bán hàng thì sẽ vấp phải phản ứng dữ dội từ dư luận và bị cơ quan quản lý xử phạt nên đành "cắn răng" chịu khổ. Trong khi đó, DN bán buôn có quyền chủ động giá bán buôn, không gặp áp lực lời - lỗ và không bị xử phạt khi ngừng bán hàng.

Với cách thiết kế quy định như hiện nay, nhà nước dường như chỉ tôn trọng quan hệ dân sự với bên bán buôn khi không quy định chiết khấu tối thiểu hay giá bán buôn tối đa và không xử phạt khi dừng bán hàng. Trong khi đó, nhà nước lại can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của DN bán lẻ bằng cách quy định giá bán lẻ tối đa và xử phạt khi cửa hàng ngừng bán. Nói cách khác, quy định pháp luật chưa xây dựng theo hướng bảo vệ mạng lưới phân phối rộng khắp với nhiệm vụ cung cấp xăng dầu đến mọi ngóc ngách, mọi hoạt động kinh tế - xã hội mà dường như chỉ bảo vệ số ít - khoảng vài chục đầu mối lớn kinh doanh xăng dầu.

Phạt sao cho đúng? Đó bài toán cần tháo gỡ hiện hay.

Mấu chốt vẫn là xử lý ổn thỏa cơ chế giá bán lẻ xăng dầu. Việc mở toang thị trường, để cung - cầu quyết định giá cả có lẽ chưa thể thực hiện ngay trong bối cảnh thị trường chưa phát triển toàn diện, đồng bộ. Trước mắt, có thể thiết kế chính sách theo hướng hài hòa lợi ích các bên, không chỉ là lợi ích giữa bên bán xăng dầu với người tiêu dùng mà còn cả lợi ích giữa các bên kinh doanh với nhau. Bởi thực tế cho thấy sự bất bình đẳng giữa các bên kinh doanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự rối loạn của thị trường trong thời gian qua.

Chính sách đầu tiên cần xem xét là quy định mức chiết khấu phù hợp cho cửa hàng xăng dầu theo tinh thần xem đây là một trong những chi phí kinh doanh cần thiết. Trong bối cảnh khó khăn, ít nhất cần bảo đảm chiết khấu không rơi xuống mức âm như DN phản ánh trong thời gian qua. Tiếp theo, cần cho phép DN bán lẻ xăng dầu được quyền mua hàng từ nhiều đầu mối khác nhau để chủ động lựa chọn nhà phân phối có nguồn cung bảo đảm, chính sách chiết khấu tốt và không bị đứt nguồn hàng nếu đối tác bị tước giấy phép hay gặp bất cứ trục trặc nào khác.

Cuối cùng, cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét đưa kinh doanh xăng dầu đi theo định hướng thị trường toàn diện trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, phá bỏ thế độc quyền, tạo điều kiện cho DN bán lẻ có nhiều cơ hội lựa chọn nhà cung cấp cũng như tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn nhà bán lẻ theo nhu cầu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo