xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho vì "tắc đường" xuất khẩu

Thùy Linh

(NLĐO) - Do vướng quy định để xuất khẩu, tại vùng nguyên liệu Lào Cai và Yên Bái hiện đang tồn kho khoảng 100 tấn và ước tính hết vụ quế mùa Xuân tháng 3 đến 4-2024 sẽ có thêm khoảng 400 tấn tinh dầu quế. Giá trị thị trường khoảng 400 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) vừa có công văn kiến nghị Chính phủ về vấn đề liên quan xuất khẩu tinh dầu quế.

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho vì

Tồn kho hàng trăm tấn tinh dầu quế vì không thể xuất khẩu. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong công văn, Hiệp hội Phản ánh về quy định xuất khẩu mặt hàng tinh dầu quế theo quy định tại Thông tư 48 ngày 28-12-2018 của Bộ Y tế.

Điều này dẫn tới các doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế tại Lào Cai và Yên Bái gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khi tất cả loại tinh dầu đều phải áp dụng các quy định về kinh doanh dược liệu, không phù hợp với điều kiện sản xuất, sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

"Năng lực chế biến quy mô nhỏ lẻ nên làm phát sinh rất nhiều chi phí, đòi hỏi thêm các giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong khi đây là sản phẩm giá trị gia tăng, giúp khai thác và tận dụng tối đa 100% giá trị cây quế" - VPSA cho biết.

Theo VPSA, sản phẩm tinh dầu quế yêu cầu công nghệ chế biến và tạo thêm giá trị gia tăng. Đây là sản phẩm tận thu của cây quế, lá cành khi cắt tỉa (tỷ lệ sản xuất là 150 tấn lá cành cho ra 1 tấn tinh dầu) và không sử dụng làm thuốc mà chỉ được xuất khẩu làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống theo yêu cầu thị trường nhập khẩu.

Do việc quy định và quản lý mặt hàng tinh dầu quế hiện nay theo các quy định trên đã gây khó khăn do doanh nghiệp muốn xuất khẩu mặt hàng này. Tại vùng nguyên liệu hiện đang tồn kho khoảng 100 tấn và ước tính hết vụ quế mùa Xuân tháng 3 đến 4-2024 sẽ có thêm khoảng 400 tấn tinh dầu nữa. Giá trị thị trường khoảng 400 triệu đồng/tấn.

Trước thực tế trên, VPSA kiến nghị việc quản lý cần tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu tối đa, nhất là xuất khẩu sản phẩm giá trị gia tăng và nông nghiệp tuần hoàn, hỗ trợ giảm phát thải carbon, tạo sinh kế của bà con dân tộc vùng cao.

Hiệp hội và các địa phương đã báo cáo các Bộ NN-PTNT, Công Thương, Tổng cục Hải quan và đồng thời kiến nghị Bộ Y tế xem xét tạo điều kiện cho tinh dầu quế được xuất khẩu theo kê khai doanh nghiệp, là nhóm thực phẩm hàng hóa xuất khẩu thông thường, mục đích sử dụng không phải làm nguyên liệu thuốc hay dược liệu.

Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng là tinh dầu quế tự nhiên để làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Nghị định 15/2018/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

"Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo, tuân thủ theo đúng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về các hàng hóa xuất khẩu" - VPSA nêu giải pháp. 

Trên thế giới, quế được trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka… Theo Bộ NN-PTNT, diện tích trồng quế của Việt Nam đat 186 ngàn ha. Sản xuất quế trong những năm gần đây có xu hướng tăng do giá liên tục tăng từ năm 2019 đến năm 2021.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo