Mặc dù thu được lợi nhuận cao từ nghề nhưng chủ một số lò mổ chó ở Chương Mỹ, Hà Nội vẫn quyết định giải nghệ, chuyển sang công việc khác.
Anh Đại (41 tuổi, xã Trung Hòa, Chương Mỹ) có cửa hàng kinh doanh thịt chó trong suốt gần 10 năm nhưng 2 năm gần đây anh đã bỏ nghề.
Anh Đại khẳng định: “Đây là một nghề cho thu nhập tốt. Trung bình mỗi ngày có khách, tôi bán đều tay có thể lãi ròng khoảng 1 triệu đồng. Nếu vào mùa cao điểm (mùa đông) người kinh doanh thịt chó có khi kiếm được nhiều hơn”.
Sau khi xây được căn nhà khang trang, anh Đại, chủ quán thịt chó đã chuyển sang nghề khác Ảnh: Diệu Bình |
Sau khi kinh doanh thịt chó kết hợp chăn nuôi, vợ chồng anh xây được căn nhà hai tầng khang trang. Tuy nhiên đang lúc thời kỳ đỉnh cao của công việc, anh Đại bất ngờ bỏ nghề. |
“Hiện, tôi không còn làm thường xuyên. Nhà nào có đám cưới, giỗ đặt mua 2, 3 con tôi mới bắt để làm thịt, cung cấp cho họ. Tôi chuyển sang chăn nuôi lợn, gà còn vợ tôi làm thêm nghề đan lát. Lý do tôi bỏ nghề này là vợ tôi khuyên nhủ. Vợ tôi không muốn giết mổ, sát sinh”.
Anh Đại cũng nhấn mạnh, công việc làm thịt chó tuy cho thu nhập cao nhưng "ghê nhất là khâu đập chết con chó để cắt tiết”.
Vợ anh Đại cũng khẳng định nghề kinh doanh thịt chó là nghề nguy hiểm. Hằng ngày, chồng chị đi thu mua chó không cẩn thận có thể bị cắn, nếu con chó mắc bệnh thì có thể khiến người thu mua mất mạng.
“Đây là một nghề vất vả, nguy hiểm và đặc biệt là phải giết mổ, sát sinh vì thế tôi không thích. Tôi cũng nghe nhiều vấn đề duy tâm khi làm các nghề giết mổ nên sau đó tôi đã bàn với chồng để chuyển sang nghề khác”, vợ anh Đại chia sẻ.
Trước đây phụ chồng trong công việc giết mổ, kinh doanh thịt chó nhưng hiện vợ anh Đại đã chuyển sang nghề đan lát Ảnh: Ngọc Trang. |
Ở một số xã có lò mổ chó như xã Đông Phương Yên, Trung Hòa… huyện Chương Mỹ, người dân cũng thường đồn thổi nhiều câu chuyện về nghề sát sinh này. |
“Tôi thường nghe chuyện nhiều gia đình làm nghề này gặp nạn, chuyện không hay.
Ví dụ người dân ở đây hay kể về câu chuyện một vợ chồng làm nghề giết mổ ở xã Đông Phương Yên bị nạn. Theo đó, sáng sớm đun nồi nước để giết mổ. Hai vợ chồng bê nồi nước thì bà vợ ngã đập đầu dẫn đến tử vong… Hoặc đâu đó có gia đình giết mổ gia súc có người bị ung thư, tai nạn giao thông.
Mặc dù có thể do sự vô tình trùng hợp nhưng vẫn khiến người dân dị nghị khi nói đến nghề này. Bởi vậy, không ít chủ lò mổ đã phải chuyển sang nghề khác”, ông Tư (người dân ở xã Đông Phương Yên) cho biết.
Bình luận (0)