xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học hỏi kinh nghiệm các nước (*)

Đạo diễn Quốc Thảo (Sân khấu Kịch Quốc Thảo)

Ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,94% giai đoạn 2018-2022, riêng năm 2023 có chậm lại do tăng trưởng kinh tế không như mong đợi.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm văn hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên, lĩnh vực sân khấu chưa thể nhập cuộc vì công nghệ sản xuất băng dĩa, dĩa than, sản phẩm văn hóa mang tầm quốc tế vẫn chưa cao. Để đưa một sản phẩm sân khấu đến với khán giả các nước trong khu vực đã khó, nói gì đến những chương trình nhạc kịch được đầu tư quy mô. Một số hạn chế có thể nhận diện gồm: Thiếu hụt sản phẩm chất lượng cao; hoạt động sản xuất, kinh doanh văn hóa trong đó có vở diễn sân khấu chưa chuyên nghiệp; thiếu vắng các doanh nghiệp văn hóa lớn, mạnh, có nguồn lực tài chính và nhân lực dồi dào; chưa phổ cập Anh ngữ cho thế hệ diễn viên, chuyên viên sân khấu, đạo diễn, tác giả để họ có thể hội nhập với thế giới; ứng dụng khoa học - công nghệ còn hạn chế; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thể thao... để tạo ra sức mạnh tổng hợp.

Vào lúc này, chúng ta có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm từ một số điển hình phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ngoài.

Hàn Quốc là quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu châu Á. Làn sóng Hallyu đã lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới, thu hút lượng lớn du khách và mang lại nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế nước này. Sân khấu nhạc kịch phát triển rất mạnh, các chương trình âm nhạc, nghệ thuật kết hợp giữa thời trang và ca múa nhạc đã đạt đến tầm cao về trí tuệ và giải trí. Yếu tố thành công là nhờ vào chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ: Năm 2000, họ đã cử 1.000 nhân tố trẻ sang Mỹ học về thời trang, điện ảnh, âm nhạc, nhạc kịch, để về sau lực lượng tài năng này trở về phục vụ đất nước. Chính sự đầu tư bài bản đó, cộng với sự sáng tạo và chuyên nghiệp của đội ngũ nghệ sĩ, họ đã làm nên kỳ tích.

Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa phát triển bậc nhất thế giới. Hollywood là trung tâm sản xuất phim ảnh lớn nhất toàn cầu. Từ trung tâm này, nguồn nhân lực diễn viên, đạo diễn, biên kịch, hóa trang, âm nhạc đã được đào tạo và tạo cơ hội để họ cống hiến tài nghệ. Yếu tố thành công là nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn và khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến.

Còn Trung Quốc, ngành công nghiệp văn hóa của họ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Phim Trung Quốc ngày càng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Họ có nhiều trường nghệ thuật, trong đó ưu tiên cho lực lượng theo học Kinh kịch, nhạc truyền thống, nên sân khấu của họ lúc nào cũng mang màu sắc đặc trưng; và họ tự hào về điều này khi "gieo rắc" ý tưởng sáng tạo khắp nơi, khiến thế giới chào thua khi màu sắc châu Á luôn chiếm thị phần rất cao về nghệ thuật biểu diễn mà Trung Quốc dẫn đầu về sức sáng tạo và hiệu ứng phối hợp công nghệ tiên tiến phục vụ cho diễn xuất... 

(*) Lược trích tham luận của tác giả tại tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030"; tựa đề do Tòa soạn đặt lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo