Theo Space.com, đó là một tinh vân hành tinh tuyệt đẹp với trung tâm là sao lùn trắng. Cả cụm chính tàn tích của một "cái chết sao" cách đây chưa lâu.
Tinh vân hành tinh là một cách gọi sai lầm lâu đời, chỉ đám mây khí bụi là tàn tích của một ngôi sao đã phát nổ.
Cụm sao Messier 37, nơi chứa một tinh vân hành tinh thú vị - Ảnh: Klaus Tubingen và các cộng sự
Vật thể thú vị đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Klaus Tubingen Đại học Tubingen (Đức), hứa hẹn cung cấp cái nhìn về hệ Mặt Trời - bao gồm Trái Đất - 5 tỉ năm sau.
Đó là mốc thời gian mà các nhà khoa học ước tính ngôi sao mẹ của chúng ta sẽ cạn kiệt năng lượng.
Ban đầu, nó sẽ bùng to thành sao khổng lồ đỏ và nuốt chửng vài hành tinh ở gần, bao gồm thế giới của chúng ta. Sau đó, ngôi sao và cả các hành tinh đã bị nó nuốt sẽ bùng nổ trước khi sụp đổ thành sao lùn trắng.
Tinh vân hành tinh bên trong Messier 37, với sao lùn trắng ở giữa và một "đám mây" hình cầu đầy mảnh vụn, khí và bụi, đã gián tiếp thể hiện hình ảnh tương lai đó.
Cái chết sao đã được biết đến từ lâu, nhưng vẫn còn chứa đựng nhiều bí ẩn.
Theo GS Werner, một phần của quá trình vẫn chưa được hiểu đầy đủ là mối quan hệ khối lượng ban đầu - cuối cùng của một ngôi sao chết.
Nhưng ngôi sao như Mặt Trời chỉ mất một nửa khối lượng, nhưng các ngôi sao lớn hơn gấp 8 lần lại mất tới 80% khối lượng.
GS Werner lập luận rằng điều này có thể do việc một ngôi sao càng nặng thì càng tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân nhanh hơn bằng cách tổng hợp hydro thành heli. Vì vậy, tuổi thọ của nó càng ngắn và tiến hóa thành sao lùn trắng càng nhanh.
Ngôi sao lùn trắng trong tinh vân hành tinh vừa phát hiện có khối lượng khoảng 85% Mặt Trời, khối lượng khi còn sốc ước tính bằng 2,8 lần Mặt Trời. Đó là một ngôi sao lớn nên đã mất đi 70% khói lượng khi chết đi.
Bề mặt của nó cũng thiếu hydro một cách kỳ lạ, cho thấy nó đã trải qua một sự kiện bạo lưc giống như một vụ nổ nhiệt hạch, chính là sự kiện đã tạo nên tinh vân hành tinh. Các cú nổ sao - siêu tân tinh - cung cấp cho vùng không gian xung quanh vật chất cần thiết để hình thành thế hệ sao tiếp theo.
Vì vậy, không chỉ kể về tương lai của chúng ta, tinh vân hành tinh bên trong Messier 37 còn cung cấp thêm mảnh ghép về cách mà vũ trụ đã tiến hóa.
Bình luận (0)