Nghiên cứu vừa được báo cáo trên tạp chí khoa học New Ideas In Psychology, do Bệnh viện Đại học Siena (Ý) thực hiện, đưa ra một cách giải thích khác: Chính sự đồng cảm, đau với nỗi đau của người khác đã tặng bạn một "liều thuốc thần" là chất dẫn truyền thần kinh endorphins.
Nước mắt đồng cảm với người khác sẽ giúp bạn vơi đi nỗi đau của chính mình - ảnh: INTERNET
Endorphins tăng tiết khi bạn bắt đầu rơi lệ. Nó có tác dụng làm giảm căng thẳng một cách hiệu quả và nhanh chóng tạo cho bạn cảm giác bình yên, an toàn. Từ đó, nỗi buồn của bạn cũng được xoa dịu cùng với nỗi buồn mà bạn vừa cảm thấy từ bộ phim.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khóc cũng làm vơi đi nỗi buồn như mọi người nghĩ. Rơi nước mắt vì hạnh phúc, xúc động, một cơn buồn thoáng chốc hay đồng cảm như trên mới giúp giảm stress; khóc vật vã vì quá đau đớn về thể xác hay tinh thần không thể giúp bạn khá hơn. Do đó, nếu muốn an ủi ai, hãy tìm hiểu xem nguyên nhân họ khóc rồi hẳn khuyên họ có nên khóc cho vơi đi nỗi đau hay không.
Vì vậy, các nhà khoa học mới khuyên bạn hãy thử với một bộ phim buồn, thay vì ngồi một chỗ và buồn, khóc vì nỗi đau của riêng mình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ thường khóc nhiều hơn đàn ông đến 4 lần và đó là cách rất hữu hiệu để họ đối phó với stress.
Bình luận (0)