xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm chân sẽ thiệt!

Phương Nhung thực hiện

Ông Hongsun, Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, cho rằng thách thức lớn nhất đối doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc là không tận dụng được những cơ hội đang có

Phóng viên: Dựa trên các nội dung cam kết, ông có thể nói rõ hơn ngành nào của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vừa ký kết?

- Ông Hongsun: Hàn Quốc sẽ tập trung mở cửa một số thị trường cho hàng hóa Việt Nam như may mặc, nông sản và sắp tới có thể là ô tô, đồ gia dụng…

 

Ông Hongsun, Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam

Ông Hongsun, Tổng Thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam

 

Đặc biệt, về lĩnh vực nông lâm thủy sản, Hàn Quốc phải nhập khẩu rất nhiều từ các nước, trong đó có Trung Quốc. Nhưng hiện có một số tập đoàn lớn và doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc đang đầu tư, hợp tác với DN Việt Nam và chính quyền địa phương để sản xuất.

Như vậy sẽ rất thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam khi xuất sang Hàn Quốc bởi đã được bảo đảm các yêu cầu về thời gian trồng, thu hoạch, kiểm dịch. Ngoài ra, các lĩnh vực mới như sản xuất phụ kiện điện thoại, phụ kiện sản phẩm điện tử cũng sẽ được đầu tư tăng dần.

VKFTA có mang lại cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam mua ô tô giá rẻ từ Hàn Quốc đúng như kỳ vọng lâu nay không, thưa ông?

- Nếu thuế quan được cắt bỏ dần về 0% thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ mua được ô tô giá rẻ hơn, khoảng 8.000-10.000 USD/chiếc. Tuy nhiên, cũng giống như Hàn Quốc, có một số lĩnh vực nhạy cảm cần bảo hộ thì Việt Nam cũng vậy, cụ thể là ngành công nghiệp ô tô. Do đó, có thể Việt Nam mở cửa chậm hơn một chút.

Hiện nay, gần như 100% các dòng ô tô nguyên chiếc không cam kết xóa bỏ thuế quan, chỉ có ô tô tải và ô tô con có dung tích trên 3.000 cc là giảm thuế.

 

Sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tại Tổng Công ty Dệt may Gia Định Ảnh: TẤN THẠNH
Sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tại Tổng Công ty Dệt may Gia Định Ảnh: TẤN THẠNH

 

Nội dung của VKFTA có đề cập Việt Nam sẽ mở cửa cho thuê máy móc thiết bị. Việc này mở ra cơ hội như thế nào cho các tập đoàn của Hàn Quốc cũng như “sức ép” cho nhà sản xuất của Việt Nam?

- Lĩnh vực cho thuê máy móc thiết bị đã khá phổ biến tại nước chúng tôi. Một số DN không cần giữ máy móc thiết bị làm tài sản cố định mà cho thuê khi có dự án. Thuê máy móc không dừng ở lĩnh vực xây dựng mà có thể cả thiết bị y tế.

Thật ra, các nước có thể lo ngại về điều này nhưng ngày xưa Hàn Quốc cũng từng có thời gian quá độ, phải thuê hoặc mua sản phẩm của Nhật Bản, Mỹ, Đức. Những sản phẩm này sau khi nhập về và sử dụng một thời gian thì người Hàn Quốc nhanh chóng học tập, sửa chữa, thậm chí sản xuất nữa. Các DN nếu chỉ loay hoay trong nước thì mãi mãi không lớn lên được mà phải cạnh tranh với nước ngoài. Hàn Quốc cũng rất cởi mở trong việc chuyển giao công nghệ sang Việt Nam.

Như vậy theo ông, VKFTA chỉ mang lại các cơ hội mà không có nhiều thách thức?

- Tôi thấy cơ hội nhiều hơn thách thức. Hàn Quốc và Việt Nam có cơ cấu kinh tế khác nhau. Hàn Quốc chủ yếu sản xuất các nguyên vật liệu, linh kiện, đồ bán dẫn, phụ tùng ô tô… công nghệ cao; còn Việt Nam có lợi thế về nhân công. Chính vì thế Hàn Quốc sẽ đầu tư vào Việt Nam các nhà máy sản xuất, nhà máy lắp ráp sản phẩm công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động… Chúng tôi cho rằng nó không phải là thách thức mà là cơ hội lớn.

Tuy nhiên, cơ hội lớn mà DN không tận dụng được thì chính là thách thức. Nhiều DN nhỏ và vừa của Việt Nam chưa được chuẩn bị ngay từ đầu, chưa tự nghiên cứu, tự bỏ tiền, bỏ thời gian học hỏi và tìm hiểu lộ trình mở cửa của VKFTA để đón nhận nó nên sẽ bị thiệt.

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến DN nhỏ và vừa nên đã tổ chức hội thảo thường xuyên, ban hành nhiều bài thuyết trình bởi chỉ xem hiệp định thì không nắm hết được nội dung mà cần có sự giải thích cụ thể. Đồng thời, thông tin phải được công khai trên các trang mạng và DN phải chủ động tìm hiểu.

Bước tiếp theo của Hàn Quốc là gì thưa ông?

- Hàn Quốc sẽ xây dựng tại Việt Nam một trung tâm đầu mối thu mua nông sản với diện tích khoảng 200-300 ha. Mô hình chợ đầu mối được kết hợp cùng hệ thống đồng bộ như khách sạn phục vụ thương nhân nghỉ ngơi, trung tâm thương mại phục vụ bán lẻ. Hiện phía Hàn Quốc đang khảo sát trên địa bàn TP Hà Nội và tiến hành lập hồ sơ để trình Chính phủ xin ý kiến. Trung tâm này sẽ được xây dựng hệ thống thông tin viễn thông, truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thực hiện đấu giá theo thị trường…

 

Cơ hội cho nông nghiệp, dệt may

Tại hội thảo “Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc: Nội dung cam kết và tác động đến DN” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tổ chức sáng 21-5 ở Hà Nội, ông Phạm Khắc Tuyên - Trưởng Phòng Đông Bắc Á Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương - cho biết Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ cho Hàn Quốc ở 11 lĩnh vực và khoảng gần 110 tiểu lĩnh vực. Trong đó, có dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ xây dựng và các dịch vụ cơ khí liên quan...

Ngược lại, Hàn Quốc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho ASEAN trong 11 lĩnh vực và khoảng gần 110 tiểu lĩnh vực như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ môi trường, dịch vụ vận tải, dịch vụ giao dịch... Hàn Quốc dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi về thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu cho các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo