xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất trần giá đất tăng 2,4 lần

PHƯƠNG NHUNG - THÁI PHƯƠNG

Khung giá đất mới được đề xuất hiện nay giúp nhà nước tăng nguồn thu nhưng lại tạo nỗi lo cho người dân, doanh nghiệp

Theo dự thảo Nghị định về khung giá đất năm 2015 vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) công bố, giá đất cao nhất áp dụng cho đô thị - đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ - dự kiến lên tới 162 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với mức trần tại Hà Nội và TP HCM, cao gấp 2,4 lần so với mức trần chung hiện nay.

Nhà nước giảm thất thu

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho rằng nên tăng giá đất ở đô thị bởi giá loại này ở Hà Nội, TP HCM đang thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Hơn nữa, dù giá trần của khung giá đất được đề xuất tăng lên đến 162 triệu đồng/m2 thì mới chỉ bắt đầu tiệm cận với giá thị trường chứ chưa sát với giá trung bình trên thực tế.

“Theo luật đất đai, bảng giá đất chủ yếu được áp dụng để thu thuế, xử lý vi phạm hành chính…, việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất; của người dân khi được bồi thường đất thu hồi” - GS Võ nói. Theo ông Võ, khung giá đất thấp, bảng giá đất thấp sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Khung giá đất đô thị được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất lên 162 triệu đồng/m2 Ảnh: Bảo Trân
Khung giá đất đô thị được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất lên 162 triệu đồng/m2 Ảnh: Bảo Trân

Còn theo TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, một trong những lý do cho việc nâng khung giá đất của Bộ TN-MT là do khung giá đất không theo kịp giá thị trường dẫn đến tình trạng khi bị thu hồi đất, người dân không chấp thuận. Tuy nhiên, ông Liêm cho rằng cần phải xem xét giá đất của Việt Nam liệu đã hợp lý chưa.

Ông phân tích: “Nếu giá đất của Việt Nam là 162 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 8.000 USD là mức xấp xỉ so với giá đất của thủ đô Tokyo - Nhật Bản. Trong khi đó, thu nhập bình quân của Việt Nam kém Nhật Bản đến 20 lần thì giá đất như thế có hợp lý không?”.

Doanh nghiệp lo lắng

TS Phạm Sĩ Liêm cho rằng tăng giá đền bù đất theo dự thảo nói trên thì khi thu hồi, giá giao đất sẽ tăng lên rất mạnh ảnh hưởng đến giá kết cấu hạ tầng xây dựng, kéo theo giá thành sẽ cao theo chi phí doanh nghiệp (DN) phải bỏ ra.

Theo ông Lê Tiến Vũ, Giám đốc khối tiếp thị truyền thông Công ty CP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh, nâng khung giá đất, chi phí tăng sẽ khiến giá căn hộ tăng tương ứng trong khi chủ đầu tư các dự án bất động sản đang cố gắng hết sức để tiết giảm chi phí nhằm hạ giá thành.

“Những dự án đã có quỹ đất thì có thể bị ảnh hưởng ít từ quyết định này nhưng những dự án mới triển khai, chưa có quỹ đất sẽ phải tính lại chiến lược kinh doanh; trong đó có những dự án sẽ phải “đóng cửa” vì không đủ lực” - ông Vũ nhìn nhận.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, lo ngại DN kinh doanh bất động sản vốn đã trong tình trạng thoi thóp thì với khung giá đất mới nếu được thông qua sẽ càng khó khăn hơn.

“Không phải nhà nước tăng thu tiền sử dụng đất lên theo khung giá đất mà DN có quyền bán với giá thành cao hơn. Nhiều DN sẽ bị lỗ bởi bán rồi đóng thuế cũng chết mà không bán được để đó cũng chết” - ông Đực than phiền.

Đồng quan điểm, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Xây dựng Lê Thành, cho rằng việc nâng khung giá đất mới lên mức 162 triệu đồng/m2 chỉ nên áp dụng ở một số trục đường trung tâm các TP lớn.

“Khu vực trung tâm tăng khung giá đất để sát giá thị trường là hợp lý vì hiện giá thị trường những nơi này cao hơn rất nhiều giá trần. Nhưng những quận, huyện vùng ven, giá đất đã hợp lý mà tăng lên gấp đôi sẽ “giết chết” DN” - ông Nghĩa nhận định.

Nên tìm cách hạ giá đất

Theo ông Phạm Sĩ Liêm, Bộ TN-MT phải tìm cách hạ giá đất chứ không phải tạo điều kiện đẩy giá lên nữa như dự thảo khung giá đất hiện nay.

“Nếu chỉ nghĩ vì do thu hồi đất giá thấp, người dân không chịu mà phải nâng khung giá nhiều thế này thì không được. Để gỡ nút thắt này có cách khác là áp dụng chế độ dự trữ đất.

Tức là, thay vì có dự án rồi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng như hiện nay thì có thể làm quy hoạch giải phóng mặt bằng trước khi có dự án, sau đó đấu giá và thu tiền quay trở lại xây dựng tái định cư, làm đường... Nhà nước không mất một đồng nào mà người dân cũng hài lòng” - ông Liêm đề xuất.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo