xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp cần chính sách thông thoáng hơn nữa

BÍCH VÂN - DƯƠNG NGỌC

Những chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định nhất là về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai... cần phải được nhận diện để tìm cách khắc phục

Ngày 17-7, tại TP Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) và kiến nghị cải thiện môi trường kinh doanh".

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, cho rằng thời gian qua Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp chính sách như cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và các hoạt động quản lý chuyên ngành, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến và kết hợp các giải pháp cắt giảm chi phí cho DN. Nhờ những nỗ lực kể trên, điểm số môi trường kinh doanh của Việt Nam liên tục cải thiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực thi vẫn còn nhiều khoảng trống. Ông Hiếu nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay đẩy mạnh cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ.

Doanh nghiệp cần chính sách thông thoáng hơn nữa - Ảnh 1.

Một doanh nghiệp giày da ở Đà Nẵng hoạt động trở lại sau dịch Covid-19.Ảnh: BÍCH VÂN

Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM, cho biết trong nửa đầu năm, các bộ, ngành, địa phương chủ yếu chống dịch Covid-19 và triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, DN. "Tuy nhiên, nhiều giải pháp hỗ trợ chưa thực sự đáp ứng được sự mong đợi vì rất ít DN tiếp cận được các gói hỗ trợ do nhiều tiêu chí không khả thi" - bà Thảo nói.

Cụ thể, các chính sách hỗ trợ chủ yếu dưới hình thức gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất, BHXH, phí Công đoàn… Ví dụ chính sách cho DN vay vốn để trả lương cho công nhân có quá nhiều yêu cầu về điều kiện hỗ trợ mà DN không thể đáp ứng được, như: DN phải có từ 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngưng việc từ 1 tháng trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc…

Phân tích rõ hơn về kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM, nhận xét môi trường kinh doanh lúc này có thể mô tả bằng 3 từ "bất ổn, bất an và bất định". Việt Nam đã thành công trong chống dịch Covid-19 tuy nhiên tới hiện tại vẫn chưa thể mở cửa với các nước bên ngoài. "Có thể chúng ta sẽ mở cửa cuối cùng khi cả thế giới đều đã an toàn" - TS Cung nhấn mạnh.

Nguyên Viện trưởng CIEM dự báo phải đến năm 2022 kinh tế thế giới mới có thể đạt mức thu nhập của năm 2019. "Trong khi đó, Việt Nam là kinh tế mở, nếu không có cầu, kinh tế sẽ giảm sút. Nhiệm vụ trong giai đoạn tới của chúng ta rất nặng nề bởi phải thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ gồm: phục hồi kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng" - TS Cung nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Minh Thảo đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần coi trọng cải cách, đơn giản hóa, tạo sự minh bạch trong quy định, thủ tục để DN có niềm tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định, nhất là về lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai... cần được nhận diện để tìm cách khắc phục.

Chiều cùng ngày, tại Hà Nội đã diễn ra Đối thoại của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Hội đồng) và Đại sứ quán Hàn Quốc với cộng đồng DN Hàn Quốc tại Việt Nam nhằm lắng nghe ý kiến, giải quyết những khó khăn của DN trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng và ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, đồng chủ trì hội nghị.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, hội nghị là một trong những nội dung nhằm triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cải cách các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm giúp DN tháo gỡ các rào cản, khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ các ý kiến tại buổi đối thoại, Hội đồng sẽ hoàn thiện báo cáo, trình Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhấn mạnh sự kiện này có ý nghĩa rất lớn trong việc khẳng định mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc, cho thấy ý chí quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các DN Hàn Quốc hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Tại hội nghị, đã có 16 ý kiến của DN với 34 đề xuất, cơ quan chức năng đã giải đáp tại chỗ 26 đề xuất, còn 8 đề xuất sẽ tiếp tục xem xét và trả lời cho DN.

"Trên tinh thần cởi mở, tháo gỡ khó khăn, Chính phủ Việt Nam đang giải quyết tích cực cho chuyên gia, lao động, doanh nhân, chủ đầu tư và người thân… nhập cảnh để mong các nhà đầu tư mở rộng sản xuất và tiếp tục đón các nhà đầu tư mới khảo sát đầu tư. Các bạn cần sang lúc nào cứ có văn bản đề xuất thông qua đại sứ quán, hiệp hội hoặc gửi thẳng lên Văn phòng Chính phủ là chúng tôi giải quyết trong 24 giờ. Đồng thời, yêu cầu cơ quan chức năng cấp, gia hạn thị thực nhập cảnh, giải quyết giấy phép lao động,… và có thể cho thực hiện cách ly tại cơ quan, DN, cơ quan ngoại giao, gia đình với sự giám sát của y tế, địa phương…" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo