xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nhân Việt phải đứng được trên đôi chân của mình

Thanh Nhân

(NLĐO)- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi doanh nhân, doanh nghiệp phải đứng được trên đôi chân của mình.

Sáng 11-10, tại Tòa soạn Báo Người Lao Động, 3 diễn giả là TS Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM; ông Vũ Quang Chính, Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Phát triển Hùng Hậu (HungHau Holdings) và bà Dương Từ Uyên Thảo, Giám đốc Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Sản xuất Nhựa Duy Tân đã chia sẻ góc nhìn về "Giá trị Việt cho hàng Việt".

Chương trình do Báo Người Lao Động tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10.

Doanh nhân Việt phải đứng được trên đôi chân của mình - Ảnh 1.

TS Tô Đình Tuân, Tổng biên tập Báo Người Lao Động (bìa trái), giao lưu với các diễn giả

Từ số liệu của Bộ Công Thương: kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2019 đạt 194,3 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 188,42 tỉ USD, tăng 8,9%; cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng ước tính xuất siêu 5,9 tỉ USD… và với những tác động khách quan của tình hình kinh tế thế giới, trong đó nổi cộm là thương chiến Mỹ - Trung đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam, các diễn giả đã có những ý kiến, nhìn nhận khá lạc quan về tình hình xuất khẩu trong năm 2019.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, tình hình xuất khẩu dự báo có thể lạc quan song hàng Việt vẫn "tứ bề thọ địch" trong vấn đề chống giả nhãn mác xuất xứ, chống áp thuế bán phá giá, hàng giả - hàng nhái - hàng giá rẻ cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc… 

Doanh nhân Việt phải đứng được trên đôi chân của mình - Ảnh 2.

TS Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, thiết tha đề nghị DN nhìn lợi ích lâu dài để tổ chức lại sản xuất - kinh doanh, đầu tư căn cơ nhằm phát triển bền vững.

"Các doanh nghiệp (DN) cần lưu ý những vấn đề đang nổi lên trong tình hình mới. Xuất khẩu sang Mỹ đang tăng trưởng tốt nhưng gắn với đó là những yêu cầu về sự minh bạch trong xuất xứ hàng hóa, bảo đảm chất lượng cùng với những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, nhất là đối với mặt hàng nông sản. Những yêu cầu của thị trường đang mở ra cơ hội để DN thay đổi lớn" – ông Nguyễn Ngọc Hòa nêu. 

"Chính phủ đã chỉ đạo ngành công thương và các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm soát chống gian lận thương mại. Trong giai đoạn tiếp theo của cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, TP HCM đang đề xuất triển khai chương trình "Chắp cánh hàng Việt" nhằm tổ chức lại sản xuất và nâng tầm chất lượng hàng Việt. Bên cạnh đó, để chương trình hỗ trợ cho vay kích cầu đầu tư nhằm giúp DN đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ mới nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh" – ông Nguyễn Ngọc Hòa cho biết thêm.

Trả lời câu hỏi làm sao nâng cao giá trị Việt trong sản phẩm Việt, từ thực tiễn của đơn vị mình, ông Vũ Quang Chính cho rằng để xây dựng được thương hiệu hàng Việt và nâng giá trị Việt trong sản phẩm Việt đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong đó, trước hết là phải tổ chức lại sản xuất, cập nhật xu hướng thị trường và sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước. 

Doanh nhân Việt phải đứng được trên đôi chân của mình - Ảnh 3.

Ông Vũ Quang Chính, Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Phát triển Hùng Hậu (HungHau Holdings), chia sẻ quan điểm về giá trị Việt trong hàng Việt ở môi trường cạnh tranh quốc tế

"Những năm qua, HungHau Holdings luôn chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư công nghệ tiên tiến nhất để đổi mới sản xuất và không ngừng nỗ lực thay đổi để phục vụ tốt hơn nhu cầu thị trường. "Để vươn ra thị trường quốc tế và cạnh tranh, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng quốc tế, DN phải liên tục hoàn thiện mình, trước tiên đạt tiêu chuẩn trong nước rồi các tiêu chuẩn quốc tế. Nói chung là cần sự đầu tư nhiều từ các DN tư nhân và sự chia sẻ, đồng hành của các cơ quan Nhà nước" – ông Vũ Quang Chính chia sẻ.

Bà Dương Từ Uyên Thảo cho rằng đã đến lúc DN công bằng với người tiêu dùng, tạo ra sản phẩm đẹp hơn, thẩm mỹ hơn để tạo sự tin yêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo bà Thảo, ngoài việc tự nỗ lực làm mới, làm mạnh thương hiệu của mình DN cũng rất cần sự đồng hành của Nhà nước, các bộ ngành. 

Doanh nhân Việt phải đứng được trên đôi chân của mình - Ảnh 4.

Bà Dương Từ Uyên Thảo, Giám đốc Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Sản xuất Nhựa Duy Tân, bày tỏ sự lo ngại về sức cạnh tranh của DN Việt trong hội nhập

"Cắt giảm thuế quan không chỉ có lợi thế xuất khẩu mà chúng ta phải mở cửa thị trường. Đây là thách thức lớn cho DN vì sẽ có sự xáo trộn và sàng lọc DN nên cần có biện pháp bảo vệ DN trong nước, bảo đảm cạnh tranh công bằng. Song song đó, DN cũng cần được cập nhật, huấn luyện kiến thức liên quan đến các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký, đặc biệt là EVFTA, để hiểu rõ hơn về các quy định của hiệp định và chủ động tiếp cận các ưu đãi trong hiệp định.

Theo ông Vũ Quang Chính, doanh nhân có tuổi chứ DN không có tuổi. Các doanh nhân đã đầu tư lớn để nâng tầm giá trị DN và cần chung tay liên kết mạnh mẽ với nhau hơn nữa trong sản xuất, phân phối, quảng bá… "Cộng đồng doanh nhân chúng tôi cần sự hỗ trợ từ chính quyền Trung ương đến địa phương nhiều hơn nữa. Chính sự chủ động của cơ quan Nhà nước giúp DN có động lực mạnh mẽ vươn ra thế giới. Bên cạnh đó là sự ủng hộ của người tiêu dùng bởi yêu cầu của họ là động lực để DN đầu tư, cải tiến và vượt qua chính mình mỗi ngày" – ông Chính nêu ý kiến.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo