xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gạo xuất khẩu vẫn chưa được gắn logo "Vietnam rice"

NGỌC ÁNH

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào được mang thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice, không phải vấn đề kỹ thuật hay chất lượng mà do... thủ tục hành chính, sở hữu trí tuệ

Dù có nhiều thành công trong thời gian qua nhưng nhiều mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phê duyệt năm 2016, vẫn chưa đạt được, trong đó có mục tiêu 20% gạo xuất khẩu mang thương hiệu Việt vào năm 2020. Cụ thể, đến nay vẫn chưa có lô hàng xuất khẩu nào mang logo và thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice.

Ngày 25-12, tại TP HCM, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo và đề xuất bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo ông Trần Xuân Định - nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, cố vấn chỉnh sửa đề án - trong 17 mục tiêu của đề án đến năm 2020, vẫn còn 7 mục tiêu chưa đạt được, trong đó có chỉ tiêu về tỉ lệ 20% gạo xuất khẩu mang thương hiệu; còn lại gồm: chỉ tiêu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, liên kết tổ chức sản xuất, giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón - thuốc bảo vệ thực vật, cơ giới hóa sản xuất và áp dụng các biện pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

"Đến nay, chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo, thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice. Lý do không phải vấn đề kỹ thuật hay chất lượng mà do thủ tục hành chính. Hiện nay, việc cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn sử dụng logo và thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice được giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhưng theo quyết định của Bộ Nội vụ thì VFA chưa có chức năng này. Hơn nữa, đây lại là thủ tục hành chính nhà nước" - ông Định phân tích.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho hay vấn đề phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu gạo là lĩnh vực phụ trách của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Agrotrade, thuộc Bộ NN-PTNT). "Đây là vấn đề quản lý nhà nước, hiệp hội khó mà đảm trách được. Về nguyên tắc, để xây dựng thương hiệu chung cần có tiêu chuẩn, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt tiêu chuẩn đó sẽ được gắn logo chung bên cạnh thương hiệu riêng của doanh nghiệp để dễ nhận diện thương hiệu Gạo Việt Nam" - lãnh đạo Cục Trồng trọt nêu quan điểm.

Trong khi đó, theo giải thích của lãnh đạo Agrotrade, nguyên nhân Việt Nam chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo Gạo Việt Nam là do sự phức tạp của luật pháp quốc tế xung quanh vấn đề sở hữu trí tuệ. "Đối với thị trường quốc tế, các cơ quan chức năng đang tập trung hoàn thiện tiến trình đăng ký quốc tế nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam rice theo hệ thống Madrid. Sau khi hoàn thiện tiến trình đăng ký quốc tế thì mới có thể chuyển giao cho một cơ quan đầu mối sở hữu, quản lý và vận hành, khi ấy mới có thể gắn logo" - lãnh đạo Agrotrade thông tin.

Một ký cua bằng nửa tạ lúa

Một trong những đề xuất, kiến nghị của dự thảo đề án là "lấy tiêu chí về giá trị, chất lượng và nâng cao thu nhập của nông dân cho người trồng lúa là hàng đầu, thay vì các tiêu chí về số lượng như trước đây". Theo đó, mục tiêu xuất khẩu gạo đến năm 2030 được đưa về 4 triệu tấn và năm 2025 là 5-5,5 triệu tấn (trong 5 năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn/năm). Tiêu chí lợi nhuận cho người trồng lúa được đặt là hơn 50% năm 2030 trong khi mức mục tiêu năm 2020 là 30% (thực tế đã đạt từ 30%-75%).

Ông Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, thông tin tỉnh này đang phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó có mặt hàng gạo để nâng giá trị sản xuất. "Cà Mau đang phát triển mô hình luân canh lúa tôm. Theo đó, lúa hữu cơ doanh nghiệp đang thu mua của nông dân ở mức 8.500-9.500 đồng/kg, cao hơn lúa thường 2.000-3.000 đồng/kg. Ngoài ra, từ ruộng này, nông dân thu hoạch tôm, cua hữu cơ có giá trị rất cao. Nông dân bán một ký cua có giá trị bằng nửa tạ lúa. Cà Mau có 40.000 ha lúa tôm, 3.000 ha lúa mùa bản địa có khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Chúng tôi đề xuất nên lồng ghép đề án lúa gạo với đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ để địa phương dễ thực hiện" - ông Thức nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo