xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở thêm cửa visa để kéo khách quốc tế

THÁI PHƯƠNG

Thêm thị trường được miễn visa, ngành du lịch Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh

Sáu tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam vẫn đạt trên 1 triệu lượt người/tháng nhưng đang có xu hướng giảm dần, tốc độ tăng trưởng rất thấp trong nhiều năm qua. Theo các chuyên gia, tiếp tục nới lỏng chính sách visa với những thị trường khách có chi tiêu cao, lưu trú lâu như Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Ấn Độ, khu vực Liên minh châu Âu (EU)… là một trong những giải pháp cần thiết nhằm kéo khách quốc tế trở lại.

Kém cạnh tranh

Dẫn câu chuyện cạnh tranh từ visa, ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam, cho biết nếu một gia đình từ châu Âu có nhu cầu đi du lịch đến khu vực Đông Nam Á, chọn giữa Việt Nam và Thái Lan thì sẽ ưu tiên chọn Thái Lan do được miễn visa. "Dù phí visa không đáng kể nhưng du khách sẽ cân nhắc bởi điểm đến giữa Việt Nam và các nước trong khu vực khá cạnh tranh nhau" - ông Kenneth Atkinson nhận xét.

Mở thêm cửa visa để kéo khách quốc tế - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài tham quan TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Theo các thống kê, Việt Nam là thị trường có xếp hạng về độ mở quốc tế khá thấp so với hầu hết quốc gia trong khu vực, điều này làm giới hạn nguồn khách có khả năng chi tiêu cao lưu trú dài ngày và đủ trải nghiệm hết sản phẩm dịch vụ du lịch của Việt Nam. Chưa kể, mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.

Ông Từ Quý Thành, Tổng Giám đốc Công ty Liên Bang Travel, cũng nhận định chỉ miễn visa cho khách lưu trú 15 ngày là "mở chưa hết" vì những thị trường xa như Tây Âu, Bắc Âu thường không chỉ đến Việt Nam mà còn đi liên tuyến qua nhiều nước nên có thể tới Việt Nam xong qua Thái Lan, Singapore... rồi quay lại Việt Nam. Hoặc ngay cung đường 3 nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia, khách châu Âu cũng thường đi 3-4 tuần nhưng hiện chỉ được miễn visa 15 ngày nên cần mở lên 30 ngày như các nước khác. "Visa là cánh cửa đầu tiên để du khách thấy họ được chào đón tới Việt Nam du lịch bằng thủ tục đơn giản" - ông Từ Quý Thành nói.

Theo các doanh nghiệp (DN), với định hướng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, visa cần được tiếp tục mở rộng nhằm tạo thuận lợi đầu tiên cho du khách có ý định đến du lịch Việt Nam. Ông Phạm Hà, người sáng lập và điều hành Công ty Luxury Travel, cho rằng du khách đến sẽ chi tiêu, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế địa phương. "Bất cứ khách hàng, đối tác nào liên hệ công ty tôi đều hỏi câu đầu tiên là "có phải đóng visa không?". Vì vậy, chính sách visa càng mở càng thuận lợi và cạnh tranh" - ông Phạm Hà nêu.

Ưu tiên những thị trường có FTA

Tại diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ mới đây, nhóm công tác về du lịch cũng tiếp tục kiến nghị mở rộng chính sách visa cho các thị trường. Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong việc thu hút khách quốc tế. Để tiếp tục cạnh tranh và nằm trong số các điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất, Việt Nam cần bảo đảm các yếu tố về tiếp cận chính sách, sự thúc đẩy hỗ trợ của nhà nước và đầu tư vào sản phẩm du lịch.

Theo Hội đồng Du lịch thế giới, việc tạo điều kiện xin visa có thể tăng thêm 10% số lượt khách quốc tế. Việt Nam đang từng bước giảm bớt các thủ tục xin cấp visa bằng cách tăng số lượng các quốc gia được miễn visa lên 24 nước và triển khai cấp visa điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Dù vậy, nhóm công tác về du lịch, Diễn đàn DN giữa kỳ năm 2019 tiếp tục khuyến nghị mở rộng thị trường được miễn visa.

Về thị trường, theo các hãng lữ hành, rất nhiều thị trường tiềm năng cần được miễn visa để kích cầu du lịch. Cụ thể là các thị trường lớn có lượng khách chi tiêu cao, lưu trú lâu dài và thói quen du lịch nghỉ dưỡng hằng năm như Úc, New Zealand, Thụy Sĩ, Ấn Độ, một số thị trường EU. Đặc biệt là thị trường các nước thành viên của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên. 

Phải để khách ở lâu, chi tiêu cao

Cùng với chính sách visa, theo các DN, ngành du lịch cần đầu tư vào sản phẩm hấp dẫn để giữ chân du khách ở lâu, chi tiêu cao. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho biết thực tế là khách quốc tế tới Việt Nam có thời gian lưu trú trung bình dài hơn so với một số quốc gia trong khu vực ASEAN nhưng tỉ lệ chi tiêu lại thấp nhất. Thống kê cho thấy du khách đến Việt Nam trung bình 9,5 ngày, chi tiêu 96 USD/người, trong khi đến Singapore trung bình chỉ 3,4 ngày nhưng chi tiêu 325 USD, tới Thái Lan 9,5 ngày chi tiêu 163 USD... Nguyên nhân là do Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm, chương trình du lịch để kích thích khách chi tiêu. "Nguồn thu ngoại tệ hằng năm rất lớn đáng lẽ vào Việt Nam nhưng lại chảy sang các quốc gia lân cận có sản phẩm và dịch vụ thu hút hơn như Singapore, Thái lan, Malaysia. Miễn visa là giải pháp bước đầu; du khách có sẵn sàng chi tiêu cao hay không còn phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn tới đâu" - ông Nguyễn Quốc Kỳ nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo