xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mũi nhọn kinh tế biển

Bài và ảnh: PHẠM DƯƠNG

Đề án du lịch biển đảo giai đoạn 2011-2020 đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sẽ đưa du lịch biển đảo thành sản phẩm du lịch số 1, mũi nhọn của kinh tế biển Việt Nam

PGS-TS Phạm Trung Lương, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho biết du lịch biển đảo là lợi thế rất lớn của du lịch nước ta. Với tổng chiều dài hơn 3.200 km và gần 3.000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới có đường bờ biển dài nhất so với tỉ lệ diện tích.
Cũng do điều kiện địa lý trải dài nên có rất nhiều vùng, hệ sinh thái biển khác nhau. Sự đa dạng sinh thái tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm du lịch biển đảo.

70% thu nhập từ du lịch biển đảo

Dọc theo bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Một số bãi biển, vịnh biển của nước ta được du khách thế giới biết đến như vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Nha Trang-một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh, bãi biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh…
Hơn nữa, nhiều di sản nổi tiếng của nước ta như 2 di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và Phong Nha-Kẻ Bàng đều nằm ở các tỉnh ven biển. Các di sản nổi tiếng khác như Huế, Hội An, Mỹ Sơn… cũng nằm ở vùng ven biển. Ngoài ra, du lịch biển đảo còn có nhiều điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khác như các đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc…
img
Hằng năm có rất nhiều đoàn khách ra thăm Trường Sa
Du lịch biển phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm cho vùng duyên hải, nơi hiện có khoảng 21,2 triệu người trong độ tuổi lao động và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường biển.
Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Tổng cục Du lịch cho thấy trong giai đoạn từ 2006-2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển chiếm trên 70% và thu nhập từ du lịch biển đảo đã chiếm tới 70% doanh thu của toàn ngành du lịch.

Sánh vai với khu vực

Tuy nhiên, so với tiềm năng thì du lịch biển đảo của chúng ta chưa được như mong đợi. Vì vậy, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xác định phát triển du lịch biển đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển nước ta, đưa du lịch biển giai đoạn 2011-2020 trở thành ngành động lực kinh tế của Việt Nam.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2030, nước ta sẽ đón 10,3 triệu lượt khách quốc tế và thu hút 47,5 triệu lượt khách nội địa, mang lại doanh thu 19 tỉ USD vào năm 2020.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn: “Du lịch biển đảo chính là sản phẩm du lịch số 1 của Việt Nam”. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực là Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Theo đó, phải hình thành ít nhất 5 khu du lịch biển tầm cỡ có sức cạnh tranh cao trong khu vực là: Hạ Long-Cát Bà, Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An, Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né và khu du lịch Phú Quốc.
Để đạt được mục tiêu đặt ra, PGS-TS Phạm Trung Lương cho rằng trước hết cần phát triển cơ sở hạ tầng du lịch biển đảo. Sẽ đầu tư để xây dựng 1 đến 2 cảng du lịch theo đúng nghĩa để khai thác lợi thế về du lịch tàu biển. Phát triển hạ tầng du lịch đảo ở các đảo ven bờ như Phú Quốc, Côn Đảo… hay xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa.
Thứ hai, đầu tư xây dựng thương hiệu du lịch biển đúng nghĩa, tương xứng với vai trò và vị trí của du lịch biển đảo. Du lịch biển đảo Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù và cạnh tranh cao.
Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo. Trong bối cảnh chất lượng nguồn nhân lực du lịch biển đảo còn hạn chế thì đây là yếu tố quan trọng để khai thác, phát triển du lịch biển. 

Sẽ mở tour du lịch Trường Sa

Đặc biệt, PGS-TS Phạm Trung Lương cho biết trong các đề án chuyên đề của chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 có đề án về phát triển du lịch ở Trường Sa, trong đó cũng đề cập về việc phát triển hạ tầng du lịch ở đây. Đề án đề xuất xây dựng một sân bay Air Taxi dưới dạng thủy phi cơ để phục vụ du khách. Bên cạnh đó cũng xây dựng một cầu cảng du lịch để du khách lên xuống dễ dàng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn hy vọng tương lai không xa Trường Sa sẽ là một điểm đến du lịch hấp dẫn của du lịch biển đảo Việt Nam. “Trường Sa sẽ trở thành một điểm đến  vì ở đó hội tụ đầy đủ những điều kiện, không chỉ về tài nguyên du lịch mà còn yếu tố tâm linh, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam” - ông Tuấn nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo