xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải mở rộng hạn điền

Bài và ảnh: Thốt Nốt

Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị “Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL”

Ngày 15-3, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị “Giải pháp phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL”.

Xuất khẩu gạo giảm mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo năm 2016 đạt hơn 4,8 triệu tấn, tổng trị giá gần 2,2 tỉ USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 22,4% giá trị so với năm 2015. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là châu Á, chiếm 65,3%, châu Phi gần 17%, châu Mỹ 10%, châu Úc 4,5%, còn lại là châu Âu và Trung Đông. Hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo chỉ đạt 787.000 tấn, trị giá hơn 328 triệu USD, giảm 18,5% về lượng và giảm 21,4% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân làm đến 3 vụ lúa/năm nhưng lợi nhuận vẫn thấp
Nông dân làm đến 3 vụ lúa/năm nhưng lợi nhuận vẫn thấp

Các giải pháp mà Bộ Công Thương đưa ra trong thời gian tới là đề nghị các bộ, ngành liên quan tổ chức lại sản xuất, tăng cường công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản gạo hướng đến xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam; tăng cường hợp tác về ngoại giao, kinh tế, thương mại và đầu tư với các quốc gia và vùng lãnh thổ để phát triển thị trường; hoàn thiện các thể chế liên quan và nâng cao hiệu quả điều hành; nâng cao năng lực của thương nhân xuất khẩu gạo và đổi mới tổ chức, hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Tại hội nghị, nhiều đại biểu là lãnh đạo các tỉnh, thành và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo ở ĐBSCL nêu ra nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đề nghị: “Chính phủ nên nâng mức hỗ trợ từ 1 triệu lên 3 triệu đồng/ha để nông dân phát triển lúa hữu cơ chất lượng cao hoặc chuyển sang một số loại giống cây trồng khác hiệu quả hơn. Các bộ, ngành nên xem xét thành lập trung tâm kiểm nghiệm chất lượng gạo cấp quốc gia tại ĐBSCL vì đã có một số lô hàng gạo xuất khẩu bị trả về do nhiễm hóa chất...”.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát lại cơ chế, chính sách hiện hành để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, DN. Tuy nhiên, việc nâng mức hỗ trợ tiền trồng lúa trong thời điểm này là không khả thi vì ngân sách đang hạn hẹp. Việc miễn giảm thuế GTGT trong xuất khẩu gạo phải do Thủ tướng trình Quốc hội mới có thể thông qua trong thời gian tới.

Xem lại vai trò của VFA

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không phải cứ sản xuất cái mình có mà sản xuất theo nhu cầu thị trường. Các ngành, địa phương không nên vì bệnh thành tích mà báo cáo năm sau cao hơn năm trước nhưng giá trị thấp. Việt Nam có rất nhiều thương hiệu gạo nhưng vẫn chưa có thương hiệu cấp quốc gia. “Tôi đề nghị bỏ ngay quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo. Cái gọi là VFA có gây cản trở cho xuất khẩu gạo hay không cũng cần được xem xét thấu đáo. Trong khi đó, người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt lúa nhưng chỉ lấy công làm lãi cho dù sản xuất đến 3 vụ/năm. Chúng ta đã sử dụng nhiều lao động, tài nguyên nước và đất nhưng hiệu quả không cao, giá thành gạo cao hơn thế giới nên rất khó cạnh tranh. Hơn nữa, chất lượng không đồng đều, bị lấn sân tại thị trường nội địa nên đã thua Campuchia vì họ có chiến lược thông minh hơn, làm ra gạo chất lượng cao và xây dựng được thương hiệu. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan cũng có thương hiệu gạo quốc gia... Vì vậy, cần có tầm nhìn mới để đáp ứng nhu cầu mới, đem lại lợi nhuận cho DN và người trồng lúa. Chúng ta không phấn đấu trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới nữa mà nên tập trung lo chất lượng” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng chỉ đạo phải mở rộng hạn điền một cách phù hợp vì đây là vấn đề bức xúc hiện nay để DN mạnh dạn đầu tư hoặc điều chỉnh quy mô sản xuất. Xây dựng thủy lợi hiện đại, đa mục tiêu, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hình thành vùng chuyên canh lúa tập trung, đồng bộ về kỹ thuật như một số DN ở ĐBSCL đang thực hiện. Cần chống thất thoát sau thu hoạch vì hiện quá lớn làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh. Đồng thời, áp dụng cơ giới hóa, sử dụng giống tốt, chế biến sâu để đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng. Các ngành chức năng, DN xuất khẩu cần xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và không nên bị động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo