Sáng nay 10-9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Việt Nam 2018 với chủ đề định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp (DN) lớn của hai nước. Hội nghị do Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cùng phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Mỹ tổ chức.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Việt Nam 2018 với chủ đề định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương
Mở đầu bài phát biểu, ông Gilbert Kaplan, Thứ trưởng đặc trách Thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Mỹ, đã tưởng nhớ Thượng nghị sĩ John McCain, người đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Mỹ.
Thứ trưởng Thương mại Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên đến Việt Nam, ông thực sự ấn tượng trước sự phát triển sống động của tại đây. Với 93 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu phát triển mạnh nhất trong khu vực. Đó là lý do tại sao có rất nhiều doanh nghiệp của Mỹ muốn làm ăn tại Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt 55 tỉ USD. Trong thập kỷ qua, hàng hóa và thương mại của Mỹ sang Việt Nam tăng 200%. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã cử những đoàn đầu tư lớn nhất Đông Nam Á tới hội nghị đầu tư tại Washington DC. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều cần làm.
Phía Mỹ hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã có cam kết tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ tới Việt Nam. Trong các chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam cuối 2017, hai bên đã chứng kiến hợp đồng kinh tế lên tới hơn 20 tỉ USD, trong đó có hơn 11 tỉ USD hàng hóa của Mỹ xuất khẩu tới Việt Nam. Gần đây Boeing có 2 hợp đồng lớn với hãng hàng không Bamboo và Vietjet.
Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tới Mỹ tháng 5-2018, Boeing và Bamboo đã ký cam kết ban đầu cho việc cung cấp 20 máy bay với giá trị khoảng 5,6 tỉ USD. Sau đó, Boeing và Vietjet cũng đã ký bản ghi nhớ cho việc cung cấp bổ sung 100 máy bay có giá trị 12,7 tỉ USD. Phía Mỹ chào đón những hợp đồng thương mại này và mong những thỏa thuận này được hiện thực hóa thành hành hoá của Mỹ đến Việt Nam.
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Việt Nam 2018
Nhấn mạnh cần tăng trưởng thương mại tự do, cân bằng, Thứ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng trước mắt cần giải quyết những vấn đề cản trở phát triển thị trường của các DN Mỹ. Trong 2 ngày tới, ông sẽ gặp gỡ các đối tác của Mỹ tại Việt Nam để trao đổi về cách tiếp cận, mở rộng thị trường và phát triển quan hệ thương mại. Một số vấn đề về công nghệ thông tin, ICT, thanh toán, thương mại ô tô, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… "Chúng tôi mong muốn sẽ có tiến triển cụ thể, mở đường cho cơ hội mới"- ông nói.
Để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế với Việt Nam, một chương trình mà Bộ Thương mại Mỹ đã có tại Việt Nam để đẩy mạnh phát triển tăng trưởng thương mại đó là thành lập nhóm công nghiệp thương mại Việt Nam, gồm 4 lĩnh vực chính: Hàng không, năng lượng, y tế, thành phố thông minh và thương mại số. Các nhóm công tác này tạo nền tảng để các DN Mỹ kết hợp với lãnh đạo Việt Nam để DN Mỹ đóng góp mạnh hơn nữa vào phát triển CSHT ở Việt Nam. Nhóm công tác về năng lượng đã góp phần hình thành và phát triển quan hệ năng lượng giữa hai bên. Nhu cầu năng lượng củaViệt Nam lớn, nhu cầu năng lượng dự kiến tăng 10-12%/năm đến năm 2020. Các DN Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để phát triển hợp tác trong lĩnh vực này.
Về quan hệ con người, Việt Nam đứng thứ 6 lượng du học sinh tại Mỹ. Năm 2026 có hơn 20 ngàn học sinh Việt Nam học tại Mỹ. Năm 2017, Việt Nam có 600.000 du khách từ Mỹ. Việt Nam mong lập đường bay thẳng đến Mỹ, trong kế hoạch là vào cuối 2019. Những chuyến bay này sẽ đưa quan hệ 2 nước đến gần nhau hơn nữa.
Mỹ tiếp tục cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương một khu vực tự do, cởi mở, các quốc gia mạnh mẽ, độc lập, tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp, thúc đẩy thương mại có trách nhiệm.
Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có cơ hội lớn cho DN Mỹ. Châu Á là thị trường tăng trưởng lớn nhất và tiềm năng nhất của Mỹ. Theo đánh giá, 88% tầng lớp trung lưu sẽ từ châu Á. Năm 2017, Mỹ xuất khẩu 450 tỉ USD đến châu Á, chiếm 30% lượng xuất khẩu của Mỹ năm vừa qua. Chính quyền Mỹ đã thể hiện rõ sự tham gia của công đồng DN Mỹ là quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực. Hội nghị này thúc đâỷ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đưa DN hai nước đến gần nhau hơn, hai chính phủ tiếp tục trao đẩy để thúc đẩy quan hệ thương mại.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh sẽ có nhiều biện pháp thúc đẩy kết nối số giữa hai nền kinh tế, trong đó trước mắt sẽ có nhóm công tác của liên minh doanh nghiệp Việt Nam – Mỹ để làm việc với nhau, trao đổi biện pháp cụ thể, hướng tới kết nối sâu.
Bình luận (0)