xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hút du khách bằng thị thực điện tử

THÁI PHƯƠNG

Việc triển khai thị thực điện tử (e-visa) được xem là đột phá của ngành du lịch trong việc thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Công an chủ trì triển khai đề án cấp thị thực điện tử (e-visa), cấp thị thực tại cửa khẩu và chính thức áp dụng từ ngày 1-1-2017.

Giảm tối đa thời gian

Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị toàn quốc phát triển du lịch vừa được tổ chức, Thủ tướng yêu cầu các bộ Tài chính, Ngoại giao, Công an, Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp và nghiên cứu sửa đổi các quy định về xuất nhập khẩu tạo thuận lợi cho du khách từ khâu cung cấp thông tin, cải tiến quy trình, giảm tối đa thời gian cấp thị thực.


Ngành du lịch cần có nhiều chính sách hấp dẫn hơn nữa để thu hút du khách Ảnh: Tấn Thạnh

Ngành du lịch cần có nhiều chính sách hấp dẫn hơn nữa để thu hút du khách Ảnh: Tấn Thạnh

Theo các doanh nghiệp (DN) du lịch, dù việc cấp e-visa không xa lạ với du khách quốc tế, nhất là một số nước trong khu vực nhưng chủ trương này là bước tiến mới để thu hút du khách vào Việt Nam. Việc cấp e-visa sẽ tiết kiệm được thời gian, gia tăng tiện ích cho du khách.

Theo Công ty Fiditour, e-visa sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết sớm hồ sơ đăng ký thị thực cho số lượng lớn du khách. Cụ thể, với e-visa, du khách có thể xin thị thực vào Việt Nam bất cứ lúc nào mà không phải đến cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc gửi hộ chiếu qua bưu điện mất thời gian như hiện nay. Du khách cũng an tâm hơn vì trước khi đến Việt Nam đã có visa, không như phải lấy visa tại sân bay và cửa khẩu; trả lệ phí visa rõ ràng, không phải qua các cửa dịch vụ với mức phí không cố định; chủ động thời gian mua vé máy bay, không bị tình trạng có vé nhưng làm visa không kịp…

Ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Du ngoạn Việt, đề nghị các điểm đến phải thống nhất quy trình quản lý để khách an tâm. Chẳng hạn, đăng ký lưu trú tại các TP lớn, nơi lưu trú lấy thông tin của khách và trả hộ chiếu ngay. Trong khi đó, ở các tỉnh, nơi lưu trú phải giữ và mang hộ chiếu đến cơ quan công an cách hàng chục km để trình báo, có nơi giữ luôn qua đêm làm cho du khách lo lắng vì không có giấy tờ tùy thân.

Cần tăng cường vai trò điều hành

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6,45 triệu lượt, tăng 25,4% so với cùng kỳ. Ngay cả trong tháng 7-8 (mùa thấp điểm) nhưng lượng khách quốc tế vẫn tăng khá là tín hiệu tích cực.

Theo thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam của Công ty Vietravel trong 6 tháng đầu năm, mức tăng trưởng tốt nhất là các thị trường châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á… Đặc biệt, chính sách miễn visa cho 5 nước Tây Âu trong năm qua đã giúp tăng lượng du khách này đến Việt Nam trong nửa đầu năm. Do đó, để kích cầu du lịch, cần mở cửa rộng hơn nữa trong chính sách miễn visa với các thị trường trọng điểm như Nhật, Hàn Quốc, một số quốc gia châu Mỹ, châu Âu. Thời gian áp dụng cũng nên kéo dài để đánh giá chính xác hiệu quả của chính sách này.

Mới đây, tạp chí Forbes nhận định Việt Nam đang dành quá ít ngân sách cho quảng bá du lịch, khi khoản đầu tư chỉ 2 triệu USD, bằng 2% so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore và Malaysia. Khoản đầu tư này là quá nhỏ so với tham vọng của ngành du lịch Việt Nam khi muốn tăng doanh thu và lượng khách du lịch quốc tế lên gấp đôi vào năm 2020.

Nhiều công ty du lịch trong nước cũng thừa nhận khoản đầu tư này là quá ít. Theo ông Huỳnh Văn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư A&B, trong việc quảng bá du lịch, cách làm mới là vấn đề quan trọng, chứ không hẳn tiền nhiều hay ít. Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan… mở văn phòng đại diện ở những thị trường có đông khách như Việt Nam rồi liên kết với các DN du lịch đưa ra chính sách thu hút khách Việt. Ngược lại, vai trò nhạc trưởng của cơ quan quản lý du lịch Việt Nam chưa phát huy tác dụng, chưa liên kết được các DN trong quảng bá mà hầu như để họ “tự bơi, mạnh ai nấy làm” nên hiệu quả thấp.

Theo ông Phan Xuân Anh, mở cửa đón khách bằng e-visa là đáng mừng nhưng cũng không nên quá kỳ vọng bởi số DN đưa du khách đến Việt Nam hiện quá ít.

Khai thác văn hóa ẩm thực

Để ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, thu hút du khách quốc tế nhiều hơn, bà Trần Thị Việt Hương, Giám đốc truyền thông và tiếp thị Vietravel, cho rằng Việt Nam cần đa dạng loại hình giải trí, chuyên nghiệp hóa phong cách phục vụ, hoàn thiện sản phẩm du lịch Việt. “Văn hóa ẩm thực nước ta phong phú, nguyên vật liệu chế biến món ăn có nguồn gốc từ thiên nhiên, phù hợp với xu hướng ẩm thực bảo vệ sức khỏe của thế giới” - bà Hương nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo