xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM liên kết chặt chẽ với ĐBSCL

Bài và ảnh: Ca Linh

Sự chủ động liên kết, kết nối giữa TP HCM với các địa phương ĐBSCL sẽ giúp khơi thông những "điểm nghẽn", tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho toàn vùng

Ngày 24-11, tại TP Cần Thơ đã khai mạc Diễn đàn Mekong Connect 2022. Sự kiện do các tỉnh, thành trong mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), TP HCM và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức với chủ đề "Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững".

Cơ hội cùng nhau phát triển

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá diễn đàn năm nay với "Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững" là nội dung được nhiều tỉnh, thành trong cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng đặc biệt quan tâm. 

"Nếu thực hiện tốt chủ đề này sẽ tạo động lực, đưa kinh tế - xã hội của các địa phương và toàn vùng bứt phá sau đại dịch COVID-19 theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới ban hành trong thời gian gần đây" - ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

TP HCM liên kết chặt chẽ với ĐBSCL - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan các gian hàng trưng bày

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết để đạt được các mục tiêu xây dựng và phát triển TP Cần Thơ mà Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị đã đề ra, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của địa phương, còn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và sự hỗ trợ của các tỉnh, thành bạn, nhất là TP HCM. Thực tế, giữa các tỉnh, thành trong mạng lưới liên kết ABCD Mekong và TP HCM đã có nhiều liên kết, tích hợp trên các lĩnh vực, từ kinh tế, y tế, giáo dục, du lịch… 

Đã có những con đường cao tốc kết nối với các cửa khẩu hay các cảng ở dọc sông Hậu, những công trình hợp tác giữa TP HCM với các tỉnh ĐBSCL về việc chọn vùng nguyên liệu để xây dựng chuỗi giá trị, cũng như sự đóng góp của TP HCM với các tỉnh đồng bằng thông qua hợp tác về thương mại điện tử, hỗ trợ về mặt chế biến… 

"Có thể thấy nhu cầu, kỳ vọng của sự liên kết, tích hợp của mỗi tỉnh, thành với nhau là rất lớn, các tỉnh có nhu cầu đóng góp những thế mạnh, khả năng của mình vào công cuộc tích hợp chung" - ông Trường nhận xét.

Đầu ra cho nông sản ĐBSCL

Tại diễn đàn, lãnh đạo các địa phương đã giới thiệu nhiều dự án để các tỉnh có thể cùng nhau liên kết hợp tác. Đặc biệt, TP HCM giới thiệu dự án "Bàn ăn xanh - Liên kết bền vững để nâng cao tiêu chuẩn nông sản, thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng", nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu. 

Nói về dự án này, ông Lê Trường Sơn - Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) - cho biết đây là sáng kiến giữa Saigon Co.op và Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhằm xây dựng chuỗi liên kết, kết hợp giữa nhà sản xuất - nhà kỹ thuật - nhà phân phối - nhà nước với mục đích bảo đảm sự an toàn và nâng cao chất lượng thực phẩm các bữa ăn hằng ngày cho mỗi gia đình Việt. 

"Với TP HCM, đây còn là một nỗ lực liên kết với các tỉnh ĐBSCL theo mô hình hợp tác công tư, xâu chuỗi và thúc đẩy việc nâng cao và duy trì tiêu chuẩn của nông sản, đặc sản đồng bằng một cách thống nhất. Trong đó, đồng bộ từ khâu canh tác, phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn đến khâu sản xuất chế biến an toàn, thông qua kênh tiêu thụ tiếp cận đến thị trường, mà trước hết là phục vụ cho chính nhu cầu hằng ngày của người Việt Nam" - ông Lê Trường Sơn nói.

Liên quan tới "Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022-2025" do Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai tại 13 tỉnh, thành trên cả nước (trong đó có An Giang, Đồng Tháp…), bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, phản ánh đến hiện tại vẫn chưa có cơ sở dữ liệu chung giữa TP HCM và các tỉnh, thành về thông tin sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng gì, sản lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn nào cần đáp ứng, thông tin các kênh phân phối TP HCM… để từ đó các vùng nguyên liệu tại các địa phương định hướng sản xuất, cung ứng phù hợp. 

Do đó, bà Chi đề xuất Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cần có kế hoạch chủ trì, hỗ trợ TP HCM kết nối với các tỉnh, thành nằm trong đề án xây dựng các cơ sở dữ liệu chung, thông tin điện tử về sản phẩm chủ lực của các địa phương; yêu cầu về quy mô, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng hướng đến, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm các doanh nghiệp TP HCM cần… "Một khi có cơ sở dữ liệu chung thì sẽ rất thuận lợi trong việc điều phối chuỗi cung ứng" - bà Chi nhấn mạnh. 

Tại diễn đàn, Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM đã ký hợp tác với Sở Công Thương 2 tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư tỉnh An Giang về hợp tác xây dựng đề án “Phát triển vùng nguyên liệu bền vững”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo