xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trái vải bớt lo ế

Thanh Nhân

Bài toán tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất cấp bách, rất áp lực nên cần bàn tay điều phối của “nhạc trưởng”

Sáng 10-6, tại TP HCM, UBND TP HCM, UBND 2 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015. Chín doanh nghiệp (DN) tiêu thụ nội địa (gồm 3 chợ đầu mối và 6 hệ thống phân phối), 7 DN xuất nhập khẩu, 10 tỉnh phía Nam đã ký kết hỗ trợ, tiêu thụ sản phẩm vải thiều của Hải Dương và Bắc Giang.

Khâu tiêu thụ đã khá hơn

Năm 2015, sản lượng vải cả nước ước đạt 250.000-300.000 tấn, hứa hẹn người trồng vải sẽ bội thu. Kết quả này một phần nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng DN thông qua cầu nối là các chương trình xúc tiến thị trường.

TP HCM là đầu mối tiêu thụ trái vải lớn của cả nước. Năm 2015, ước tính lượng vải tiêu thụ tại TP HCM là khoảng 80.000 tấn, tăng 20.000 tấn so với năm 2014. Ngay từ đầu mùa vải năm nay, nhiều DN, nhà phân phối… ở TP HCM đã chủ động tìm đến các địa phương, làm việc với DN cung ứng ở Bắc Giang, Hải Dương để tổ chức tiêu thụ trái vải.

Ký kết hợp tác tiêu thụ vải thiều giữa các địa phương, doanh nghiệp Ảnh: Tấn Thạnh
Ký kết hợp tác tiêu thụ vải thiều giữa các địa phương, doanh nghiệp Ảnh: Tấn Thạnh

Từ thực tiễn kinh doanh của các thương nhân, đại diện chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền kiến nghị nên gia tăng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đăng ký nhãn hiệu để tạo thuận lợi trong việc xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quan tâm hơn đến bảo quản sau thu hoạch tại vùng trồng để nâng cao chất lượng trái vải. Về thị trường xuất khẩu, cơ hội đang mở ra, giá trị gia tăng mang lại cho trái vải rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi khâu sản xuất phải ổn định về sản lượng và chất lượng để giữ thị trường hiện có cũng như mở rộng thị trường mới.

Là địa phương có diện tích và sản lượng trái vải lớn nhất nước, ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết tỉnh này có riêng một kế hoạch cho sản xuất và tiêu thụ quả vải. Năm nay, tình hình tiêu thụ vải đầu vụ khá tốt, cả ở thị trường nội địa lẫn Trung Quốc.

Các thị trường cao cấp cũng có tín hiệu tốt hơn, DN đang tìm hiểu thị trường Úc, Anh, Pháp, Philippines, Nhật, Trung Đông… để đưa sản phẩm sang. “Mục tiêu chính trong năm nay là mở cửa tiến vào thị trường cao cấp, không chú trọng số lượng mà tập trung chất lượng” - ông Bùi Văn Hạnh cho biết.

Rất cần “nhạc trưởng”

Cũng theo ông Hạnh, kinh nghiệm từ những năm qua, đặc biệt năm 2014, cho thấy nếu tiêu thụ nông sản thực phẩm cũng như trái vải được sự chỉ đạo quyết liệt, quan tâm và phối hợp đồng bộ sẽ đạt kết quả tốt hơn.

“Chúng tôi rất cần Bộ Công Thương đứng ra làm “nhạc trưởng” kết nối các tỉnh lại với nhau để tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản khác; ở thị trường nước ngoài thì rất cần sự giúp sức của các tham tán thương mại. Song song đó, rất mong Bộ NN-PTNT quan tâm chỉ đạo quy trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn đối với trái vải cũng như đàm phán để có công nghệ bảo quản trái vải phù hợp, giá thành phải chăng để hỗ trợ DN xuất khẩu” - ông Hạnh nói.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, tỉnh Hải Dương, Bắc Giang làm sao kéo dài thời gian, chất lượng cho trái vải. Về tổ chức phân phối, bà Hồng đề nghị UBND 2 tỉnh trên chỉ đạo sở công thương phối hợp Sở Công Thương TP HCM để kết nối cho DN 3 địa phương phối hợp chặt chẽ hơn.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, trong năm nay, bộ sẽ đưa trái vải vào chương trình xây dựng đề án thí điểm sản xuất chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản. Trong đó, có những hoạt động cụ thể để gắn kết giữa canh tác chế biến và tiêu thụ. Bộ Công Thương cũng sẽ làm việc với Bộ NN-PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ để có sự thống nhất về chất lượng mặt hàng trái cây nói chung, trong đó có trái vải.

Đầu tư sản xuất “sạch”

Nằm trong kế hoạch nâng cao chất lượng trái vải, các địa phương tích cực gia tăng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Hiện tỉnh Hải Dương đã xây dựng được 25 mô hình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP được chứng nhận với diện tích 230 ha, sản lượng đạt trên 1.500 tấn. Tỉnh Bắc Giang cũng có hơn 12.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, kế hoạch đến năm 2020 sẽ có 80% diện tích trồng vải toàn tỉnh đạt VietGAP.

Đ.Nghi

 

Ngành du lịch cũng vào cuộc

Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa triển khai chương trình “Hoa quả - sản phẩm độc đáo của du lịch Việt Nam” đến các DN du lịch trong cả nước nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Trước mắt, các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng đưa vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương vào phục vụ du khách trong và ngoài nước và làm quà cho gia đình sau các chuyến đi. Các hãng vận chuyển du lịch sẽ trợ giá chuyên chở vải thiều cho khách du lịch.

Về dài hạn, các hãng lữ hành xây dựng tour đưa du khách đến thăm vùng trồng vải, tiêu thụ sản phẩm tại chỗ để hỗ trợ nông dân. Đây là chương trình xuất khẩu tại chỗ nhằm tạo giá trị gia tăng cao, làm phong phú các sản phẩm du lịch Việt Nam.

X.Hòa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo