xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VARSI kiến nghị Chính phủ gỡ bất cập trong đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ

Văn Duẩn

(NLĐO)- Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy định pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Theo PGS-TS Trần Chủng - Chủ tịch VARSI - trong những năm qua tại Việt Nam, các dự án hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư theo phương thức PPP chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc triển khai các dự án theo hình thức PPP đang bị chậm lại do nhà đầu tư gặp nhiều vướng mắc, bất cập bởi tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định của các luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

VARSI kiến nghị Chính phủ gỡ bất cập trong đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ - Ảnh 1.

Làm cao tốc theo hình thức PPP

Hạn chế vốn nhà nước tham gia dự án

VARSI dẫn Luật PPP và cho rằng quy định tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Ngoài ra, đối với dự án có nhiều dự án thành phần, trong đó có dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP thì tỷ lệ vốn Nhà nước quy định tại khoản này được xác định trên tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó.

Theo VARSI, thời gian qua, các dự án đường bộ có lưu lượng giao thông lớn thì khả thi về phương án tài chính. Tuy nhiên, nhiều dự án cần triển khai theo quy hoạch ở vùng sâu, vùng xa, lưu lượng xe thấp, mức hỗ trợ Nnhà nước nhỏ hơn 50% sẽ không thể triển khai theo hình thức PPP.

"Thực tế từ Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2016 - 2020, các dự án thành phần có tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) tham gia dưới 50% đều không lựa chọn được nhà đầu tư"- VARSI cho biết.

Ngoài ra, việc khống chế tỉ lệ 50% là chưa phù hợp đối với các dự án mà chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư chiếm tỷ trọng lớn.

VARSI đề nghị Luật PPP cần được sửa đổi theo hướng không khống chế tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP. Trường hợp vẫn quy định tỷ lệ vốn NSNN tham gia, VARSI đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư thành dự án riêng để không ảnh hưởng đến phần vốn Nhà nước hỗ trợ cho công tác thi công xây dựng dự án.

Biểu giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ không còn phù hợp

Theo VARSI, biểu giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT và Thông tư 159/2013/TT-BTC đã áp dụng từ năm 2013.

Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng tổng cộng là 27%. Cũng trong khoảng thời gian này, các yếu tố hình thành giá đã thay đổi, chi phí công tác vận hành, bảo trì tăng do giá điện, xăng dầu, vật liệu nhân công tăng. Trong khi đó, biểu giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ không được điều chỉnh để đảm bảo bù đắp chi phí.

Theo các hợp đồng dự án BOT, giá vé tại các trạm thu phí BOT được điều chỉnh định kì 3 năm/lần. Tuy nhiên, do bị khống chế mức giá theo quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT, thực tế nhiều dự án không được điều chỉnh giá vé như quy định trong hợp đồng đã ký dẫn đến thiếu hụt doanh thu, vỡ phương án tài chính.

Luật PPP cũng đã quan tâm đến vấn đề này, thể hiện ở quy định tại khoản 3 Điều 99 sửa đổi, bổ sung Luật Giá 2012 như sau: "Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi, riêng giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được điều chỉnh theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án".

Nhằm đảm bảo bù đắp chi phí vận hành, bảo trì và hoàn vốn cho các dự án PPP, theo VARSI, cần điều chỉnh biểu mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT và tiến tới xóa bỏ quy định mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ để thực hiện theo nguyên tắc định giá quy định tại Luật Giá và phù hợp với từng thời kỳ của hợp đồng dự án.

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi vi phạm hợp đồng

Hiện tại Luật PPP chưa có quy định đầy đủ về trách nhiệm của các bên trong việc tuân thủ Hợp đồng dự án PPP. Điều này dẫn đến việc nhà đầu tư thường bị thiệt hại khi xảy ra các tình huống tranh chấp, vi phạm hợp đồng. 

Trong trường hợp nhà đầu tư vi phạm hợp đồng như chậm góp vốn, chậm tiến độ thi công, chậm báo cáo… sẽ bị cơ quan nhà nước xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phía cơ quan nhà nước vi phạm hợp đồng thì chưa có chế tài xử lý, đẩy rủi ro, thiệt hại về phía nhà đầu tư và ngân hàng.

VARSI kiến nghị Luật PPP, các nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành bổ sung các điều khoản để quy định về các biện pháp trách nhiệm pháp lý (chế tài) đối với các bên, nhất là bên nhà nước, khi vi phạm hợp đồng dự án.

VARSI đề xuất làm rõ các khái niệm và quy định cụ thể về "vi phạm nghiêm trọng hợp đồng" và "các hành vi được coi là vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng dự án PPP". Bởi lẽ, khái niệm này dù đã được định nghĩa trong Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, tuy nhiên các khái niệm này cũng chỉ dừng ở mức độ khái quát mà không đi vào chi tiết. Các dự án PPP là các dự án đầu tư có quy mô lớn, việc thiếu các giải thích rõ ràng trong luật chuyên ngành có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thực tế của dự án có quy mô lớn như PPP.

Liên quan đến các quy định của pháp luật về hợp đồng dự án PPP, VARSI cũng kiến nghị bổ sung các điều khoản để quy định về các biện pháp chịu trách nhiệm pháp lý, hay chính là các chế tài, đối với các chủ thể của hợp đồng, nhất là bên Nhà nước, khi vi phạm hợp đồng dự án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo