xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm công nhân cao su, đời sống khấm khá

THANH NGA

Chính sách thu hút người dân tộc thiểu số đến làm việc đã giúp các doanh nghiệp bổ sung nguồn nhân lực và người lao động có cuộc sống tốt hơn

Những năm qua, để giải quyết bài toán thiếu lao động, các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khu vực phía Nam đã đến các tỉnh miền núi phía Bắc để tuyển dụng người, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Để thu hút người lao động (NLĐ), các đơn vị này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như thu nhập ổn định, nơi ở miễn phí, có cả các sân chơi...

Nhiều đãi ngộ

Từ năm 2019, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã chủ động kết nối với Tỉnh Đoàn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang để phối hợp cung ứng lao động.

Sau khi kết nối, công ty đã cử các đoàn công tác tới từng xã, bản để tuyển dụng, vận động đồng bào dân tộc thiểu số vào làm công nhân (CN) cao su. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tiền tàu xe đi lại, nhu yếu phẩm sinh hoạt, được tập huấn khai thác mủ, có khu lưu trú cho CN và người thân ở... Sự bảo đảm này đã tạo được niềm tin, nhiều người đã quyết định vượt hàng ngàn km vào Đồng Nai làm CN. Đến nay, trong số 4.000 NLĐ đang làm việc tại công ty, có khoảng 900 người là đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm công nhân cao su, đời sống khấm khá- Ảnh 1.

Công nhân dân tộc thiểu số tại Nông trường Cù Bị - Công ty CP Cao su Bà Rịa được bố trí nơi ở miễn phí. Ảnh: ĐÀO PHONG

Anh Sùng Seo Quán, CN khai thác mủ tại Nông trường Cẩm Đường (dân tộc H'Mông, huyện Xín Mần) là một điển hình. Anh cho biết nhà có ruộng nhưng mỗi năm chỉ làm được một vụ, thời gian còn lại đi làm thuê với mức lương bèo bọt. Dịp Tết Nguyên đán 2020, được người quen giới thiệu công việc cạo mủ cao su tại Đồng Nai, vợ chồng anh quyết định vào Nam lập nghiệp. 

Thay đổi môi trường sống và công việc, lúc đầu anh cảm thấy áp lực nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp, vợ chồng anh quen dần. Đến nay sau hơn 4 năm, kinh tế gia đình anh khá hơn hẳn. Do được hỗ trợ nơi ăn ở, mỗi tháng vợ chồng anh để dành được 10 triệu đồng. Ngoài chi phí học tập cho con và mua sắm cho gia đình, mỗi năm anh tiết kiệm gần 100 triệu đồng gửi về quê.

Không chỉ riêng anh Quán, nhiều người dân tộc thiểu số khi rời quê vào Nam làm CN chỉ hai bàn tay trắng nhưng sau vài năm cố gắng làm việc, tiết kiệm, mua được xe máy để đi làm hoặc có vốn xây sửa nhà ở quê. Không chỉ vậy, một số CN nhanh nhạy còn được tạo điều kiện, hỗ trợ học phí, tặng học bổng để học tập nâng cao trình độ học vấn, qua đó mở ra nhiều cơ hội vươn lên trong nghề nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, cho biết hiệu quả tuyển dụng tại tỉnh Hà Giang đã giúp công ty không còn thiếu hụt lao động, đồng thời là hình mẫu cho các đơn vị khác ở miền Đông Nam Bộ làm theo.

Ổn định cuộc sống lâu dài

Công ty CP Cao su Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng là một trong những đơn vị đang nỗ lực thu hút lao động tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Nông trường Cù Bị của công ty hiện có hàng chục CN là người dân tộc thiểu số quê ở Nghệ An và Hà Giang.

Anh Vàng Xuân Quang (dân tộc H'Mông, tỉnh Hà Giang) kể cuối năm 2022, đoàn công tác Công ty CP Cao su Bà Rịa ra Hà Giang tuyển lao động, vợ chồng anh quyết định gửi hai con cho ông bà để đi làm. Ban đầu vợ chồng anh lo lắng vì chưa quen với công việc, nhưng nhờ được bộ phận kỹ thuật hướng dẫn, cố gắng học hỏi và dần tiến bộ. 

"Ở quê làm việc vất vả nhưng không đủ sống. Làm ở đây, có lương cố định hằng tháng, thu nhập của hai vợ chồng được hơn 20 triệu đồng. Ban đầu, tôi chỉ mong kiếm được tiền gửi về quê lo cho con đi học nhưng thực tế vượt xa mong đợi. Không tốn tiền thuê trọ nên hơn một năm qua, chúng tôi dành dụm được một khoản kha khá và dự định sẽ sửa lại nhà ở quê" - anh Quang cho biết.

Vào Nông trường Cù Bị mới được hơn nửa năm, vợ chồng ông Tẩn Xeo Phừ (dân tộc H'Mông) đã thạo việc. Khi ứng tuyển vào làm CN cao su, ông đã 47 tuổi nên lo không theo kịp công việc nhưng sau khi được huấn luyện, đào tạo vài tuần, vợ chồng ông đã tự tin làm việc và xem nông trường như quê hương thứ hai của mình.

Bà Lê Thị Nga, Giám đốc Nông trường, cho biết khi tuyển dụng đồng bào dân tộc thiểu số, nông trường đã xác định bảo đảm đời sống của họ bằng các chính sách đặc thù như: hỗ trợ nhu yếu phẩm, tiền xe đi lại, chi trả lương không thấp hơn 6 triệu đồng/tháng, bố trí cho mỗi gia đình một phòng ở miễn phí, trang bị đủ điện, nước. Đối với CN có con nhỏ thì hỗ trợ làm thủ tục nhập học khi đến tuổi. Vì rào cản ngôn ngữ, nông trường còn bố trí người để đưa CN đau ốm đến bệnh viện...

Ngoài hai đơn vị trên, nhiều công ty thuộc VRG cũng có chính sách thu hút và đãi ngộ dành cho NLĐ dân tộc thiểu số, giúp họ thoát cảnh nghèo khó. Trong số gần 80.000 NLĐ đang làm việc, có hơn 20.000 CN là người dân tộc thiểu số. Trong năm 2023, VRG đã duy trì mức thu nhập bình quân cho NLĐ khoảng 8,2 triệu đồng/người/tháng, cùng các chế độ, chính sách được bảo đảm. 

Phối hợp đào tạo nghề

Tại buổi làm việc mới đây với UBND tỉnh Hà Giang về công tác tuyển dụng lao động, ông Huỳnh Kim Nhựt, Phó Tổng Giám đốc VRG, Chủ tịch Công đoàn cao su Việt Nam, cho biết lao động trong ngành cao su đang thiếu hụt. Trong khi nguồn tại Hà Giang hiện rất lớn, nhưng người có tay nghề còn hạn chế. Vì vậy, mong muốn tỉnh xem xét đưa ngành nghề khai thác mủ cao su vào chương trình đào tạo nghề của tỉnh, VRG sẽ phối hợp hỗ trợ giáo trình cũng như nhân lực đào tạo...


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo