xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển ngành logistics theo hướng chuyển đổi số

ThS Trần Nguyễn Phước Thông

Chuyển đổi số được xem là giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho ngành logictics TP HCM

Hiện nay, ngành logistics tại TP HCM đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đổi mới trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) càng trở nên cấp bách hơn nhằm đón đầu các cơ hội phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Nhiều cơ hội lẫn thách thức

Logistics là ngành dịch vụ quan trọng, có giá trị gia tăng cao và là một trong những ngành góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Theo Hiệp hội doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỉ USD/năm. 

Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn, như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics... Các DN logistics có quy mô vừa và nhỏ, trong đó 89% là DN Việt Nam, 10% DN liên doanh và 1% là DN 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung, đặc biệt là cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại một thành phố lớn như TP HCM.

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển ngành logistics theo hướng chuyển đổi số

- Ảnh 2.

Cảng biển là các đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, con đường CĐS của DN logistics vẫn còn nhiều thách thức do chi phí đầu tư CĐS rất cao trong khi hơn 80% DN tham gia mạng lưới là DN vừa và nhỏ, thiếu vốn đầu tư. 

Hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. TP HCM đang thiếu hụt nhân sự logistics không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, đặc biệt là nhân sự có trình độ cao ở cấp quản lý. Năng lực cạnh tranh cũng là vấn đề lớn đối với các DN logistics. 

Thực tế, các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm phong phú và năng lực cung cấp dịch vụ đang chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Phải tiến hành nhiều giải pháp

Đẩy mạnh CĐS trong ngành logistics Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành, giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển; tăng cường kết nối và minh bạch thông tin trong chuỗi cung ứng; nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

Tại TP HCM, việc phát triển ngành logistics sẽ giúp TP HCM trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực và quốc tế.

Muốn vậy, TP HCM phải đầu tư, hoàn thiện mạng lưới giao thông, xây dựng thêm kho bãi hiện đại. Phát triển hệ thống thông tin logistics liên thông, đồng bộ; ứng dụng công nghệ số vào quản lý và vận hành các hoạt động logistics; tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. 

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) để phân tích dữ liệu, dự báo nhu cầu thị trường, tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển...

Bên cạnh sự hỗ trợ hiệu quả cho các cơ quan chính phủ, các công ty logistics phải nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của CĐS, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, vận hành và cải thiện hiệu quả tài chính.

Cùng với đó, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật, lao động trong ngành logistics. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các lĩnh vực logistics, cụ thể như: logistics vận tải, logistics kho bãi, logistics thương mại điện tử… 

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về logistics, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh logistics; ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các DN trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực logistics.

Đặc biệt, tăng cường quảng bá hình ảnh ngành logistics TP HCM thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics; hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm phát triển logistics, học hỏi các mô hình tiên tiến.

Nên phát triển các dịch vụ logistics giá trị gia tăng, như: Dịch vụ logistics theo yêu cầu (cung cấp các dịch vụ logistics phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng); dịch vụ logistics xanh (phát triển các giải pháp logistics thân thiện với môi trường); dịch vụ logistics thông minh (ứng dụng công nghệ số để cung cấp các dịch vụ logistics thông minh, hiệu quả).

Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của ngành logistics, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ logistics hiện đại, hiệu quả.

Các DN trong ngành logistics phải lập kế hoạch dài hạn, có hệ thống, cân nhắc hiệu quả tài chính khi lựa chọn mô hình phù hợp. Việc tìm ra mô hình phù hợp và hiểu rõ các công nghệ mới sẽ cho phép các công ty logistics bắt kịp xu hướng thị trường. 

Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các công ty logistics phải nỗ lực nâng cao hiệu quả tài chính thông qua sáp nhập, liên minh và tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng có nguồn tài chính ổn định. 

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển ngành logistics theo hướng chuyển đổi số

- Ảnh 3.

Lắng nghe người dân hiến kế: Phát triển ngành logistics theo hướng chuyển đổi số

- Ảnh 4.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo