Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS Ben Rider-Stokes từ Đại học Mở (Anh) cho thấy những thiên thạch Sao Thủy thực ra đã rơi xuống Trái Đất từ lâu, nhưng chưa được nhận biết.
Ông đề xuất hai ứng cử viên nổi tiếng có thể thuộc loại thiên thạch "mất tích" này: Northwest Africa 15915 và Ksar Ghilane 022.

Sao Thủy - Ảnh: NASA
Thiên thạch Northwest Africa 7325 rơi xuống địa phận một nước Bắc Phi là Algeria, trong khu vực thuộc sa mạc Sahara, với nhiều đặc tính thể hiện sự tương đồng với tính chất Sao Thủy.
Ksar Ghilane 022 rơi xuống Ksar Ghilane của Tunisia, một ốc đảo du lịch nổi tiếng được ví như cửa ngõ vào sa mạc Sahara.

Các thiên thạch Northwest Africa 15915 và Ksar Ghilane 022 - Ảnh: NASA
Theo Live Science, cả hai đều được tìm thấy năm 2023, chứa olivin, pyroxen, plagioclase albit nhỏ và oldhamite. Thành phần này phù hợp với dự đoán về thành phần bề mặt của Sao Thủy.
Ngoài ra, thành phần oxy của chúng trùng khớp với thành phần của thiên thạch nhóm aubrite, loại thiên thạch từ lâu đã bị nghi ngờ là có liên quan đến Sao Thủy.
Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt đáng chú ý. Cả hai thiên thạch đều chỉ chứa một lượng nhỏ plagioclase, trái ngược với bề mặt Sao Thủy, ước tính chứa hơn 37%.
Thành phần khoáng vật học của Northwest Africa 7325 bao gồm pyroxen giàu crom chứa khoảng 1% sắt, không khớp với thành phần bề mặt mà các nhà khoa học ước đoán Sao Thủy sẽ sở hữu.
Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi của các mẫu vật là khoảng 4,528 tỉ năm, già hơn đáng kể so với các đơn vị bề mặt lâu đời nhất được công nhận của Sao Thủy, được dự đoán (dựa trên số lượng hố va chạm) là khoảng 4 tỉ năm.
Tuy nhiên chính yếu tố cuối cùng này có thể giải thích sự khác biệt thành phần ở trên.
Nếu những thiên thạch này có nguồn gốc từ Sao Thủy, chúng có thể đại diện cho vật chất ban đầu không còn được lưu giữ trong địa chất bề mặt hiện tại của hành tinh này.
Bình luận (0)