Thứ Tư, 8/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng bước người lao động: Cùng nông dân trồng sim làm dược liệu

Bài và ảnh: NGUYỄN HOÀI NHƠN

Đưa sim về trồng ở vùng Mã Đà - chiến khu D, chị Đinh Thị Nga cùng nông dân hy vọng cây phát triển bền vững, giúp nhiều người có cuộc sống tốt hơn

Thương hiệu trà sim rừng VIFORSIM ra mắt tại vùng rừng chiến khu D vào cuối tháng 9-2024 đã làm nhiều người ngạc nhiên. Cả hội trường UBND xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đông kín đại biểu. Đây thực sự là một thức uống khá lạ bởi trà sim rừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và còn nhiều dược chất khác mà chỉ riêng ở lá, cành sim và quả sim mới có.

Di thực cây sim về trồng, dưỡng

Tác giả của thương hiệu VIFORSIM chính là một phụ nữ. Chị tên là Đinh Thị Nga, sinh năm 1973 tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, theo bố mẹ đi kinh tế mới ở Nam Cát Tiên từ mấy chục năm trước.

Trong ý tưởng của chị Nga, cây sim rừng như một báu vật, mọc hoang dã, dọc suốt miền Trung ra tận đầu biên giới phía Bắc. Hoa, lá non và quả sim đều có chung một màu tím biếc. Cũng chỉ vì yêu cái màu tím hoa sim ngọt ngào ấy đã làm cho chị mất ngủ nhiều đêm. Số phận cây sim, trong ý nghĩ của chị là quá đỗi mong manh.

Có một thời người ta ồ ạt chặt phá rất nhiều đồi sim bát ngát để trồng tràm, trồng cây dược liệu và trồng măng tre. Họ san rừng bạt dốc làm khu công nghiệp, làm nhà máy thủy điện. Cây sim bị đốn chặt không hề thương tiếc và cũng ít ai biết đến giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu vô cùng quý hiếm của thứ cây hoang dại này.

Nâng bước người lao động: Cùng nông dân trồng sim làm dược liệu- Ảnh 1.

Chị Đinh Thị Nga ở vườn ươm sim giống

Trong tâm tưởng của chị là phải cứu lấy cây sim, bảo tồn giống sim quý bằng cách di thực, nhân chiết giống đem trồng ở một nơi nào đó vừa an toàn vừa hợp với thổ nhưỡng của nó.

Vùng đất Mã Đà - chiến khu D chính là nơi chị lựa chọn đầu tiên. Phải mất 3 năm trời đi khảo sát thực địa, thử chất đất, đo đạc khí hậu… chị mới có quyết định cuối cùng. Rất may, chính quyền xã Mã Đà lại ủng hộ chị hết mực, tạo điều kiện cho chị thành lập hợp tác xã (HTX) trồng sim, cho mượn văn phòng để hoạt động. HTX thành lập vào tháng 3-2024, bước đầu có 50 xã viên. Tận dụng được đất đai hoang hóa ở đây, HTX giải quyết việc làm cho 200 lao động.

Hơn nửa năm qua, HTX cho ra đời 2 sản phẩm trà sim túi lọc. Chị thuyết phục khá nhiều bà con nông dân ở đây và các vùng lân cận trồng hơn 20 ha sim và còn đang mở rộng thêm diện tích trồng mới.

Công sức, vốn liếng mà chị bỏ ra không hề nhỏ, hàng vạn cây giống đầu dòng của họ nhà sim được chị đặt hàng, nâng niu đưa dần về đất liền từ hòn đảo Phú Quốc xa xôi. Quả là một nghị lực phi thường, phải say mê, yêu quý vùng đất sơn cước này lắm chị mới làm nên được cái điều ít ai dám làm.

Trong khát vọng của chị, phải trồng cho bằng được vài trăm cho đến 1.000 ha sim thì may ra mới đáp ứng phần nào nhu cầu chế biến, xuất khẩu.

Sát cánh với bà con nghèo

Ba năm lăn lội với núi rừng, phong thổ, chị hiểu vùng đất chiến khu D gồm Mã Đà, Trị An, Hiếu Liêm, Phú Lý và giáp ranh dãy rừng Nam Cát Tiên hùng vĩ ấy còn đang ẩn chứa rất nhiều tiềm năng cho cây sim phát triển và mở rộng bởi đất đai màu mỡ, hồ ao, sông suối dày đặc, khí hậu mát rượi.

Thay mặt ban giám đốc HTX, chị đứng ra cam kết với nông dân về phương thức thu mua sản phẩm ngay từ lúc mới trồng. Ai sợ bấp bênh thì thương hiệu VIFORSIM đã nói lên hết cả rồi, đầu ra hấp dẫn của cây sim đến mùa cho trái là ở đây.

Hương trà sim túi lọc đã bắt đầu lan tỏa, cái vị ngòn ngọt, chan chát rất quyến rũ của núi rừng đã đến với nhiều hội chợ xúc tiến thương mại trong nước, đang len lỏi dần tới tay người tiêu dùng, nó cũng vừa kịp đến Hà Nội để liên kết cùng HTX Hoàn Cầu nhằm gia tăng giá trị và mãi lực của thương hiệu.

Thương hiệu trà sim, trà mật sim túi lọc, theo chị, chỉ mới là sản phẩm ban đầu, dược chất từ hoa, lá, cành sim, đặc biệt ở quả sim còn mở ra nhiều hướng khám phá thú vị chưa từng có trong ngành y học cổ truyền. Chị còn phối hợp với một số chuyên gia thực phẩm nghiên cứu và cho ra đời nước giải khát xi rô sim.

Nếu cây sim rừng bén rễ được trên vùng đất Mã Đà bền vững, dài lâu thì một niềm hy vọng mới cũng đang nhen nhóm dần lên, đó là giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn nhân lực nhàn rỗi ở đây.

Chị Thúy Hạnh - ngụ ấp Suối Lung, xã Mã Đà - cho biết: Nhà nghèo, chồng mất, thiếu lao động chủ lực, vườn tược để suy kiệt. Chị Nga đã cho chị vay vốn đầu tư nửa hecta sim, bây giờ đã lên xanh tốt, sang năm có thể cho trái. Chị nói: "Chị Nga đã giúp tôi thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, tôi hy vọng vào vườn sim và cuộc sống tương lai đang sáng sủa dần".

Chị Hạnh và nhiều người trên vùng đất này đều không ít lần nghĩ rằng mai kia, vùng rừng chiến khu D lại có thêm địa chỉ sinh thái độc đáo, hài hòa, thân thiện với môi trường sống mà cây sim rừng với màu tím rất đặc trưng của nó lại hấp dẫn du khách như một biểu tượng của tình yêu, lòng chung thủy mà họ cần tìm đến để ở lại bên nhau. 

Từ cây sim rừng hoang dại đến thương hiệu VIFORSIM đối với chị Nga là một hành trình đầy gian nan, vất vả, tất yếu của người khởi nghiệp. Chị Nga bắt đầu đúng hướng và thực sự đi tiếp mạnh mẽ bằng đôi chân vững chãi của chính mình.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Nâng bước người lao động: Cùng nông dân trồng sim làm dược liệu- Ảnh 2.

Nâng bước người lao động: Cùng nông dân trồng sim làm dược liệu- Ảnh 3.

Thể lệ cuộc thi

 

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo