xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Mang kiến thức về làm giàu trên quê hương

Vương Lộc

Đã khá lâu tôi mới gặp lại Mai Hương (30 tuổi, quê Hà Nam) - cô bạn học thời cao đẳng. Chúng tôi chia tay nhau sau khi Hương quyết định bảo lưu kết quả học cao đẳng năm thứ 3 và đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Nhật Bản.

Hương cho biết để có quyết định này, cô đã suy nghĩ rất nhiều, song vẫn tâm niệm đó là cơ hội tốt để học hỏi. Sau khi về nước, Hương có nhiều đóng góp cho nông nghiệp của tỉnh Hà Nam.

"Thời gian gần đây, nhiều công ty của Nhật Bản đã đầu tư nhà máy chế biến nông sản tại Hà Nam. Bên cạnh đó, họ thường xuyên tuyển dụng người địa phương đi XKLĐ sang Nhật Bản, khi trở về nước sẽ làm việc tại các nhà máy này" - Hương kể.

Hương đi XKLĐ từ năm 2015 theo chương trình ký kết tuyển dụng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giữa 2 tỉnh Hà Nam và Aichi - Nhật Bản. Dù chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng nhưng cô không khỏi ngạc nhiên trước sự hiện đại của hoạt động nông nghiệp tại xứ hoa anh đào.

Tại Nhật Bản, những chủ trang trại đầu tư mạng lưới kỹ thuật cao - từ lúc ươm giống, trồng trọt đến khi thu hoạch đều có sự tham gia của máy móc, thiết bị nông nghiệp chuyên dụng. Thời gian làm việc gần 4 năm ở Nhật Bản giúp Hương trải nghiệm và học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp.

Mai Hương và những người bạn khi còn làm việc ở nông trại tại Aichi - Nhật Bản (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Mai Hương và những người bạn khi còn làm việc ở nông trại tại Aichi - Nhật Bản (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Trở về nước và hoàn thành chương trình học cao đẳng, Hương quyết định mở trang trại riêng, ứng dụng những gì đã học được ở Nhật Bản. Trang trại của cô trồng và chế biến nông sản, những loại rau củ quả được thị trường Việt Nam ưa chuộng và đang tìm đầu ra cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, Hương còn tham gia tổ tư vấn phát triển nông nghiệp sạch VietGAP ở hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nam. Qua đó, cô chia sẻ những kiến thức trong thời gian XKLĐ đến nhiều người dân để thúc đẩy nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại.

"Quê hương mình còn làm nông nghiệp kiểu thủ công khá nhiều, bởi còn giới hạn về năng lực công nghệ kỹ thuật. Do vậy, tôi đã chia sẻ kinh nghiệm trong tổ tư vấn của HTX rằng khó khăn cũng là điều giúp kích thích mọi người có sự sáng tạo" - Hương bày tỏ.

Đến nay, nhiều địa phương ở Hà Nam đang phát triển công nghệ trồng và chăm sóc dưa leo theo mô hình mới, ứng dụng những kỹ thuật chăm sóc tiên tiến từ Nhật Bản, đạt hiệu quả cao lại hạn chế sâu bệnh.

Sau những năm làm việc tại Aichi, Hương hiểu rằng hướng đi XKLĐ cách đây gần 10 năm là con đường đúng đắn đối với cô. Từ đó, cô tiếp thu được thành quả công nghệ của nước bạn. Khi trở về, cô cùng chung sức với HTX và người dân từng bước ứng dụng kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.

Tôi tin Hương sẽ thành công với công việc và những đam mê của mình. Theo tôi, XKLĐ cũng là một con đường để người lao động học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển. Cánh cửa đến tương lai tươi sáng luôn ẩn chứa nhiều khó khăn nhưng sẽ có nhiều cánh cửa để ta đi đến thành công trong cuộc sống.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Mang kiến thức về làm giàu trên quê hương- Ảnh 2.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Mang kiến thức về làm giàu trên quê hương- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo