xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng chất nguồn nhân lực

HOÀNG TRUNG

Loạt bài "Công nhân bỏ phố về quê" trên Báo Người Lao Động (từ số ra ngày 8-1) đã cho thấy một góc thực trạng thị trường lao động, sự dịch chuyển lao động trước các tác động kinh tế - xã hội lên đời sống, việc làm.

Công việc bấp bênh, thu nhập thấp trong khi chi phí ở thành phố tăng cao, nhiều công nhân trở lại quê nhà, tìm cách mưu sinh.

Dịch chuyển lao động là một xu thế khách quan của quá trình vận động của các nền kinh tế. Nhiều năm qua, quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp được đẩy mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành và công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một bộ phận nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa không còn đất hoặc còn rất ít đất để sản xuất nông nghiệp, trong khi đó lại chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyển đổi nghề nghiệp nên dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp và vòng luẩn quẩn của đói nghèo, đặc biệt đối với những lao động đã lớn tuổi.

Theo Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19-4-2011, của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 sẽ có 70% lao động được qua đào tạo; tuy nhiên, thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ có 24,1% lao động được qua đào tạo có bằng và chứng chỉ sơ cấp trở lên. Lực lượng lao động phần lớn vẫn còn thiếu kỹ năng và kiến thức để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Không đơn giản chỉ là các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ít đơn hàng, công việc ngày càng ít đi, thu nhập giảm dần, mà trong số lao động nhập cư vào các đô thị, làm việc trong các nhà máy, các khu công nghiệp, số trụ lại được đa số là lao động trẻ, có trình độ tay nghề đáp ứng được yêu cầu công việc. Những lao động có tuổi lớn hơn, nhiều năm qua chỉ làm công việc lao động giản đơn thì nay đã hẹp dần đi cơ hội việc làm, họ quay trở lại quê nhà, tìm việc khác phù hợp hơn để sống.

Cũng như xuất phát điểm ban đầu, số lao động ở lại quê nhà, nếu có tiếp nhận các chương trình giáo dục - đào tạo nghề chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành, nghề cũ mà chưa hướng nhiều đến đào tạo lao động cho các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là lao động công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Nhiều ngành nghề cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông - lâm sản, dịch vụ nông nghiệp...) thì lại rất ít người muốn vào học những ngành này. Sự hình thành hàng loạt các trung tâm dạy nghề, nhất là tại cấp huyện, nhưng không đủ năng lực đào tạo nên chỉ xoay quanh các lớp nghề may công nghiệp, sửa chữa cơ khí nhỏ, lái xe... với số người học ít ỏi, gây lãng phí cơ sở vật chất.

Những dịch chuyển của dòng chảy lao động đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và quyết liệt hành động từ những cơ quan hữu trách. Nhiều năm qua, thực trạng đã rõ, giải pháp đã nhiều nhưng không khả thi hoặc không đẩy mạnh để tạo hiệu quả tốt hơn. Do đó, không chỉ là hỗ trợ lao động hồi hương bằng các chính sách hay các chương trình dạy nghề phù hợp, mà cần hơn nữa là những quyết sách được thực thi thấu đáo. Trong đó, quan trọng nhất là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước. Đó mới là sức mạnh nội tại và bền vững, đủ sức đi qua những biến động thất thường. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo