xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn chặn rác thải thời trang

Hải Ngọc

Trong một chuyến du lịch Kenya, Mary Fleming thấy quần áo cũ chất thành đống lớn lộn xộn bên bờ sông, nhiều đến mức tràn cả xuống nước.

Cảnh tượng này khiến Fleming bị sốc bởi tại quê nhà Ireland, cô vô tư mua sắm và gần như mỗi cuối tuần đều mang về một bộ trang phục mới. Khi đến Đông Phi, cô mới chứng kiến hậu quả của thời trang nhanh và lối sống tiêu thụ ồ ạt.

Mười năm sau chuyến du lịch đó, Fleming - hiện 34 tuổi - đang điều hành một chiến dịch nhằm ngăn chặn rác thải thời trang bằng cách trao đổi, tái sử dụng, sửa chữa và tái chế quần áo với khẩu hiệu "Quần áo cũ thật tuyệt vời". Tổ chức phi lợi nhuận Change Clothes, do cô sáng lập, vận hành một cửa hàng trao đổi ở thủ đô Dublin và nhiều cửa hàng tạm thời cùng các buổi workshop khắp Ireland. Mọi người có thể đến những nơi này để thuê, trao đổi và mua quần áo đã qua sử dụng. Ngoài ra, họ còn được hướng dẫn cách may vá và tái chế quần áo đã cũ sờn.

Từ trụ sở ban đầu tại Crumlin - phía Tây Dublin, Change Clothes đã chuyển đến một cơ sở mới ở trung tâm thành phố vào giữa năm nay. "Khách hàng đến rất nhiều nên chúng tôi cần thêm không gian. Change Clothes đang phát triển nhanh chóng, ai cũng có nhu cầu thay đổi và cần cơ hội thay đổi" - Fleming giải thích với báo The Guardian trong lúc phân loại giày dép và vải.

Mary Fleming phân loại các món trang phục gửi đến trụ sở chính của Change Clothes ở trung tâm TP Dublin - Ireland. Ảnh: THE GUARDIAN

Mary Fleming phân loại các món trang phục gửi đến trụ sở chính của Change Clothes ở trung tâm TP Dublin - Ireland. Ảnh: THE GUARDIAN

Mục đích của Change Clothes là không chỉ thu hút những người đã thay đổi quan điểm mà còn nhắm tới đối tượng ham mê đến cửa hàng thời trang để bổ sung cho tủ quần áo. Fleming cho hay: "Một số cộng đồng vẫn còn kỳ thị quần áo "secondhand" và không muốn bị đánh giá là nghèo. Chúng tôi đang cố gắng thay đổi nhận thức này". Cùng với 2 nhân viên bán thời gian và khoảng 10 tình nguyện viên, cô phân loại quần áo theo ba nhóm: Còn rất mới, "cần giúp đỡ" và đã đến cuối vòng đời.

Với mức phí 5 euro, người có quần áo thuộc loại đầu tiên có thể đặt lịch 30 phút tại Change Clothes và chọn đồ trong cửa hàng - số lượng được chọn tùy thuộc vào chất lượng, nhãn hàng của quần áo họ đem tới. Ngoài ra, họ có thể thuê một món đồ với giá 10 euro/tuần và phải trả lại sạch sẽ. Quần áo thừa còn sử dụng được sẽ quyên góp cho các trung tâm tị nạn và những cơ sở có nhu cầu. Những món quần áo "hết cứu" sẽ được cắt xén thành các vật dụng khác, như băng rôn hay tấm lót bàn.

Mô hình mà Fleming theo đuổi dĩ nhiên gặp không ít thử thách trước vòng quay sản xuất và tiêu thụ không ngừng của ngành hàng thời trang, toàn cầu hóa, vốn gây nên gánh nặng tái chế khổng lồ. "Nếu cứ nghĩ về những gì phải đối mặt, có lẽ tôi không thể tiếp tục được. Thay vào đó, tôi muốn tập trung vào sự thay đổi mà chúng ta có thể đạt được. Thông qua từng món đồ, tôi muốn lan tỏa thông điệp: Quần áo cũ thật sự tuyệt vời" - cô bộc bạch.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo