xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi lấy nông dân làm gốc trong chuyển đổi số

T.Trực

(NLĐO)- Xác định nông nghiệp vẫn là thế mạnh, Quảng Ngãi đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dù tỉ trọng chỉ chiếm 16% trong cơ cấu ngành kinh tế, nhưng ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược dài hạn, là bệ đỡ quan trọng trong kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.

Trong thời gian qua, chuyển đổi số nông nghiệp của Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả ở lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản…

Tiêu biểu như ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo đối với bò và heo đã giúp cải tạo nhanh chất lượng đàn gia súc. Tỉ trọng đàn bò lai trên địa bàn tỉnh ước đạt 78,6%. Công tác theo dõi diễn biến rừng được áp dụng bằng phần mềm FRMS, sử dụng công nghệ giải đoán ảnh (GIS) và viễn thám trong công tác cảnh báo cháy rừng.

Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi lấy nông dân làm gốc trong chuyển đổi số- Ảnh 1.

Sử dụng drone phun thuốc ở huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi

Quảng Ngãi hiện có hơn 7.000 ha lúa, rau màu được doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vận hành tưới tự động, đã xây dựng 13 mã số vùng trồng nội địa. Nhiều nông sản được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP, trong đó có 130 sản phẩm OCOP được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.

Sở NN&PTNT đã cung cấp 50 dịch vụ công trực tuyến. Phần lớn các dịch vụ công trực tuyến đều phát sinh hồ sơ và được giải quyết đúng thời hạn. Xây dựng các cơ sở dữ liệu ngành, các ứng dụng, phần mềm để quản lý chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ rừng, hồ đập.

Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Ngãi Trần Thanh Trường, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.

"Để phát triển mạnh mẽ chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số - số hóa trong nông nghiệp nói riêng, cần có sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, người nông dân phải sẵn sàng thay đổi thói quen, tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Đồng thời, phát huy tiềm năng, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để trở thành một trong những địa phương tiên phong trong chuyển đổi số nông nghiệp", ông Trần Thanh Trường nói.

Tại Hội thảo Khoa học Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn ra trong đầu tháng 11 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh, Đại học Kinh tế TP HCM, cho rằng, để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp Quảng Ngãi cần phải tập trung vào dữ liệu, hạ tầng. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi.

Đến nay việc truy cập băng rộng, internet của vùng ở chưa đạt được mức độ đáp ứng phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiêp. Ngoài ra cũng còn một số các giải pháp quan trọng khác cũng cần triển khai như phát triển quản trị số, đào tạo nguồn nhân lực.

Ngành nông nghiệp Quảng Ngãi lấy nông dân làm gốc trong chuyển đổi số- Ảnh 2.

Hội thảo “Số hóa ngành nông nghiệp - Thông minh và bền vững” tại huyện Sơn Hà - tỉnh Quảng Ngãi

Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, muốn chuyển đổi số thành công phải thực hiện từ cơ sở. Nghĩa là chính người nông dân cần am hiểu và sử dụng thành thạo các ứng dụng số trong sản xuất và bán sản phẩm của mình. Thúc đẩy chuyển đổi số thì chính mỗi người nông dân phải thực sự là một công dân số. Tập huấn và đào tạo kỹ năng số cần được chú trọng, phát triển kỹ năng và tri thức số. Ưu tiên nhóm kỹ năng liên quan đến sử dụng và khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, hợp đồng điện tử.

Tiến sĩ Phạm Hoài Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng kinh tế số mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản, hoạt động sản xuất nông sản. Hoạt động chuyển đổi số hướng đến, tiếp cận được công nghệ mới trên thế giới.

Qua đó, tạo được thị trường số, thị trường này không giới hạn về mặt địa lý. Vì vậy chúng ta có thể tiếp cận từ Quảng Ngãi đến các quốc gia lớn Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… thông qua các giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử tiếp cận thông tin. Các doanh nghiệp nếu có kiến thức và năng lực có thể xuất khẩu trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử lớn quốc tế như Alibaba, Amazon.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương, cho biết tỉnh có hoạch định lại một vài kế hoạch, trong đó phối hợp với Bộ NN&PTNT để đi cho chính xác. Khi có hướng dẫn cụ thể thì địa phương sẽ thực hiện. Sau khi kết nối lại chúng ta vừa có hạ tầng, vừa có công nghệ số, vừa có dữ liệu để tập trung phát triển.

"Mục đích cuối cùng là người dân, doanh nghiệp và nhà quản lý cùng nhau thắng lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, người sản xuất từ chính hoạt động của mình mà lâu nay chuyển đổi số đem lại cho người dân", ông Phương nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo